Một bài hát gồm có Nhạc và Lời, trong đó lời ca là yếu tố nền tảng để xây dựng âm nhạc. Lời định hướng cho nhạc, để nhạc chắp cánh cho Lời. Vì thế, khi ca hát không rõ lời, là vô tình đánh mất yếu tố nền tảng, có khả năng miêu tả, trình bày chi tiết, cụ thể tình ý, nội dung của bài hát, yếu tố âm nhạc còn lại rất lẻ loi, sẽ không diễn tả được đầy đủ nội dung bài hát, có khi còn làm cho nó tệ hơn. Cho nên, hát rõ lời thuộc về bản chất của tiếng hát, nghĩa là đã hát thì cần phải rõ lời, nếu không thì nó cũng giống như nhạc không lời mà thôi. | Thanh nhạc lý thuyết và thực hành - Bài 7: Xử lý ngôn ngữ Việt Nam trong ca hát Luyen Thanh Page 1 of 9 BÀI 7 XỬ LÝ NGÔN NGỮ VIỆT NAM TRONG CA HÁT DÀN BÀI I. Xử lý phụ âm đầu II. Xử lý các loại vần III. Xử lý thành điệu. IV. Thực tập V. Câu hỏi ôn tập Một bài hát gồm có Nhạc và Lời, trong đó lời ca là yếu tố nền tảng để xây dựng âm nhạc. Lời định hướng cho nhạc, để nhạc chắp cánh cho Lời. Vì thế, khi ca hát không rõ lời, là vô tình đánh mất yếu tố nền tảng, có khả năng miêu tả, trình bày chi tiết, cụ thể tình ý, nội dung của bài hát, yếu tố âm nhạc còn lại rất lẻ loi, sẽ không diễn tả được đầy đủ nội dung bài hát, có khi còn làm cho nó tệ hơn. Cho nên, hát rõ lời thuộc về bản chất của tiếng hát, nghĩa là đã hát thì cần phải rõ lời, nếu không thì nó cũng giống như nhạc không lời mà thôi. Cha ông ta trong tiếng hát dân ca hoặc cổ truyền, rất chú trọng đến việc hát rõ lời. “Thuật ngữ “TRÒN VÀNH RÕ CHỮ” là cách nói khái quát của cha ông ta về yêu cầu và quan niệm đối với nghệ thuật ca hát, và về kỹ thuật, phương pháp ca hát cổ truyền dân tộc. Tiếng hát “tròn vành” là âm thanh nghe gọn gàng, đầy đặn, trau chuốt sáng sủa ; “rõ chữ” là lời ca nghe rõ ràng, không phải đoán nghĩ mới hiểu, không thể hiểu lầm ra ý khác. “Tròn vành rõ chữ” vì vậy là sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật âm nhạc và tiếng nói dân tộc, là sự nâng cao, làm đẹp, khai thác, phát huy đến cao độ tính tượng hình, tượng thanh và mọi đặc điểm ngữ âm dân tộc bằng nghệ thuật âm thanh của giọng hát.” [1] Như vậy, tiếng hát nào cũng phải bảo đảm được tính thông đạt, tính dân tộc và tính nghệ thuật. Sự thiếu rõ lời làm mất cả 3 tính. Nguyên nhân thiếu rõ lời có thể do : 1. Phát âm, cấu âm chưa đúng cách, lời ca nghe loáng thoáng chữ được chữ mất. 2. Cấu âm theo kiểu ca kịch Tây phương, tiếng hát nghe “ồm ồm, ngọng nghịu vì bắt chước nước ngoài một cách thiếu sáng suốt, nếu không nói là nô lệ” [2] 3. Lối viết các bè vào chống chất lên .