Bài giảng "Kiểm toán hoạt động - Chương 3: Báo cáo kiểm toán" cung cấp cho người học các kiến thức: Khái quát, các loại hình báo cáo, yêu cầu của báo cáo, cấu trúc của báo cáo. nội dung chi tiết. | Bài giảng Kiểm toán hoạt động - Chương 3: Báo cáo kiểm toán (ĐH Kinh tế TP. HCM) Chương 3: Báo cáo kiểm toán Nội dung 1 Khái quát 2 Các loại hình báo cáo 3 Yêu cầu của báo cáo 4 Cấu trúc của báo cáo DVH Khái quát Báo cáo kiểm toán hoạt động có hai mục đích chính: Cung cấp thông tin kịp thời và hữu ích về các yếu kém quan trọng và những vấn đề khác đã được phát hiện. Đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình hoạt động. DVH 1 Khái quát Các nội dung cơ bản của báo cáo kiểm toán hoạt động là: Trình bày những công việc mà kiểm toán viên đã làm, bao gồm mục đích và phương pháp tiến hành kiểm toán. Những vấn đề đã được kiểm toán viên phát hiện trong quá trình kiểm toán. Mức độ ảnh hưởng của các yếu kém hay rủi ro mà kiểm toán viên đã phát hiện. Các giải pháp mà người quản lý nên tiến hành để khắc phục hay cải thiện tình trạng hiện hữu. DVH Các loại hình báo cáo Báo cáo kết thúc và báo cáo giữa kỳ Báo cáo bằng lời và báo cáo bằng văn bản DVH Các loại hình báo cáo Báo cáo kết thúc và báo cáo giữa kỳ Báo cáo kết thúc (final report) là báo cáo chính thức được đưa ra cuối cuộc kiểm toán. Báo cáo giữa kỳ (interim report) là những báo cáo mà kiểm toán viên trao đổi với người quản lý ngay trong quá trình kiểm toán. Báo cáo này có thể dưới dạng văn bản hoặc các trao đổi bằng lời thông qua một buổi họp hay thuyết trình. DVH 2 Lợi ích của báo cáo giữa kỳ Thúc đẩy việc lựa chọn các giải pháp thích hợp cũng như triển khai chúng ngay trong quá trình kiểm toán đang diễn ra. Giúp kiểm toán viên có cơ hội soát xét và củng cố lại các lập luận của mình cũng như phát hiện những thông tin chưa đầy đủ hoặc những phiến diện trong xét đoán của mình. Có tác dụng làm cho báo cáo kết thúc mang tính “cân bằng” hơn. DVH Báo cáo bằng lời Báo cáo bằng lời (oral reporting) là hình thức trao đổi trực tiếp giữa kiểm toán viên và .