Bài viết đề xuất phương pháp điều khiển bám cộng hưởng nhằm nâng cao hiệu suất của bộ nghịch lưu tần số cao trong hệ thống sạc động không dây cho xe điện. Mạch bù LCC được thiết kế nhằm tối đa hiệu suất truyền và tạo điều kiện chuyển mạch mềm cho van MOSFET của nghịch lưu. | Điều khiển bám cộng hưởng trong hệ thống sạc động không dây cho xe điện TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC (ISSN: 1859 - 4557) ĐIỀU KHIỂN BÁM CỘNG HƯỞNG TRONG HỆ THỐNG SẠC ĐỘNG KHÔNG DÂY CHO XE ĐIỆN RESONANT TRACKING CONTROL IN THE DYNAMIC WIRELESS CHARGING SYSTEM FOR ELECTRIC VEHICLES Nguyễn Thị Điệp1,2, Nguyễn Kiên Trung1, Trần Trọng Minh1 1 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2Trường Đại học Điện Lực Ngày nhận bài: 07/10/2019, Ngày chấp nhận đăng: 25/12/2019, Phản biện: TS. Nguyễn Đức Tuyên Tóm tắt: Bài báo đề xuất phương pháp điều khiển bám cộng hưởng nhằm nâng cao hiệu suất của bộ nghịch lưu tần số cao trong hệ thống sạc động không dây cho xe điện. Mạch bù LCC được thiết kế nhằm tối đa hiệu suất truyền và tạo điều kiện chuyển mạch mềm cho van MOSFET của nghịch lưu. Trong điều kiện làm việc thực tế, thông số của hệ thống có thể bị thay đổi làm mất điều kiện làm việc cộng hưởng đã thiết kế, thuật toán điều khiển bám cộng hưởng được thực hiện nhằm nâng cao hiệu suất của hệ thống. Một hệ thống sạc động công suất 1,5 kW được xây dựng trong phòng thí nghiệm xác minh tính khả thi của phương pháp điều khiển đề xuất. Hiệu suất của bộ nghịch lưu đạt được trên 95% khi thông số cuộn dây và mạch bù phía truyền thay đổi trong phạm vi ±7,5%. Từ khóa: Điều khiển bám cộng hưởng, sạc động không dây, xe điện. Abstract: This paper proposes a resonant tracking control method which is to improve inverter efficiency in the dynamic wireless charging systems for electric vehicles. LCC compensation circuit is designed to maximize transfer efficiency and guarantee soft switching for the MOSFET inverter. In hard working conditions, the system parameters can be changed which lose the designed resonance working condition. The resonant tracking control algorithm is implemented to improve system efficiency. A 1,5 kW dynamic charging prototype is constructed. The inverter’s efficiency reaches over 95% .