Hãy để nhân viên “tự lớn”

Bạn vừa giao một công việc quan trọng cho một nhân viên có năng lực và cho nhân viên ấy biết thời hạn chót để hoàn thành. Tiếp theo bạn làm gì? Để nhân viên tự tiến hành công việc và chỉ kiểm tra theo từng mốc thời gian đã định, hay gặp nhân viên ấy và gửi email để kiểm tra tiến độ thực hiện công việc? | Hãy để nhân viên “tự lớn” Hãy để nhân viên “tự lớn” Gửi email Minh Tâm, Công ty Navigos Group Bản in 03:48 PM - Thứ Báo Doanh nhân Sài Gòn ba, 29/09/2009 Bạn vừa giao một công việc quan trọng cho một nhân viên có năng lực và cho nhân viên ấy biết thời hạn chót để hoàn thành. Tiếp theo bạn làm gì? Để nhân viên tự tiến hành công việc và chỉ kiểm tra theo từng mốc thời gian đã định, hay gặp nhân viên ấy và gửi email để kiểm tra tiến độ thực hiện công việc? Nhà quản lý tiểu tiết Nếu rơi vào trường hợp thứ hai, có lẽ bạn thuộc dạng nhà quản lý quá coi trọng tiểu tiết – là những người cầu toàn đến mức cực đoan vì luôn bị ám ảnh bởi ý nghĩ phải kiểm soát mọi thứ, hoặc cảm thấy mình có trách nhiệm phải luôn thúc đẩy mọi người làm việc. Những vị sếp quá coi trọng tiểu tiết thường đưa ra một lý do có vẻ rất thuyết phục để giải thích cho cách quản lý của họ. Đó là, nếu họ giao việc cho nhân viên rồi “biến mất” cho đến sát thời hạn hoàn thành thì nhân viên sẽ khó lòng hoàn thành tốt công việc và tiến bộ được. Hơn nữa, nếu bộ máy vẫn vận hành trôi chảy thì tại sao lại không duy trì cách quản lý này? Sẽ là không sai nếu nhân viên tự tin vào năng lực của mình. Nhưng trên thực tế, đa số nhân viên sẽ nhanh chóng trở nên nhút nhát, e dè và thiếu tự tin với cách quản lý như vậy. Nhân viên có thể nghĩ: “Mình làm gì cũng không vừa ý sếp”. Hệ quả là họ sẽ liên tục hỏi sếp cách tiến hành công việc, hoặc sẽ tự làm, nhưng kết quả cuối cùng không như mong muốn. Điều này càng làm sếp cảm thấy mình lúc nào cũng đúng khi can thiệp vào công việc của nhân viên. Đã đến lúc thay đổi Nếu bạn là sếp, cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ tốt hơn với nhân viên là đối thoại với họ. Tuy nhiên, việc khó nhất là đón nhận những ý kiến đóng góp thẳng thắn của nhân viên về cách quản lý. Sau đó, như lời khuyên của chuyên gia tư vấn quản lý Marshall Goldsmith, hãy nhận lỗi và tiến hành thay đổi cách quản lý, tức là cần biết cách ủy quyền và phân quyền hợp lý cho

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.