Những tác động do làng nghề gốm sứ gây ra, ảnh hưởng của làng gốm sứ Bát Tràng tới môi trường | Bài thuyết trình “Hiện trạng môi trường làng nghề gốm sứ Bát Tràng” Đề tài: “Hiện trạng môi trường làng nghề gốm sứ Bát Tràng” I. Tính cấp thiết của đề tài • Từ khi thực hiện cơ chế thị trường, các làng nghề thủ công truyền thống ở nhiều địa phương cũng dần được phục hồi và phát triển • Sản phẩm của các làng nghề không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, thu về nguồn lợi lớn, cải thiện đời sống của tầng lớp dân cư nông thôn. • Như chúng ta đã biết Bát tràng là một trong những làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm gốm sứ hết sức tinh xảo và có giá trị kinh tế cao. Làng gốm Bát tràng không những chỉ sản xuất ra những sản phẩm gốm sứ nôi tiếng toàn quốc mà còn là 1 địa điểm du lịch nổi tiếng cho du khách các miền gần xa. • Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mà phát triển làng nghề mang lại là những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường. • Hầu hết các làng nghề gốm sứ đều sử dụng than củi và than đá nên gây ra ô nhiễm môi trường như: bụi, hơi nước, SO2, CO2, CO, NOx • Để làm rõ hơn ảnh hưởng của việc sản xuất gốm sứ đến môi trường chúng tôi đã chọn đề tài “hiện trạng môi trường làng nghề gốm sứ Bát Tràng”. II. Khái Quát chung về Bát Tràng • Bát tràng - một làng nghề sản xuất gốm truyền thống lâu đời ở Việt Nam với lịch sử trên 500 năm. Bát Tràng nằm bên cạnh sông Hồng thuộc vùng Đông Nam ngoại ô Hà Nội • Từ Hà Nội, có thể theo đường thuỷ từ bến chương Dương xuôi sông Hồng đến bến Bát Tràng, cũng có thể theo đường bộ qua cầu Chương Dương (hay cầu Long Biên) rồi theo đê sông Hồng đến dốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng (khoảng 15 km) hoặc theo quốc lộ số 5 đến Trâu Quỳ rẽ về phía tay phải theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn đến Bát Tràng (khoảng hơn 20 km). • Dân số khoảng 7200 với tổng số hộ gia đình là 1650 trong đó có 1205 hộ sản xuất các mặt hàng gốm, số còn lại làm nghề buôn bán, dịch vụ, chỉ có 1% dân số làm nghề nông. Bản đồ địa chính xã Bát Tràng III. Hiện trạng