Ete[1] hay ête[2] là tên gọi chung cho một lớp hợp chất hữu cơ trong đó có chứa nhóm chức ête — nguyên tử ôxy liên kết với hai (được thay thế) nhóm ankyl. | Ete Ete[1] hay ête[2] là tên gọi chung cho một lớp hợp chất hữu cơ trong đó có chứa nhóm chức ête — nguyên tử ôxy liên kết với hai (được thay thế) nhóm ankyl. Một ví dụ điển hình là dung môi và thuốc gây mê điêtyl ête (êthôxyêtan, CH3-CH2-O-CH2-CH3). Các cấu trúc tương tự Ête không nên nhầm lẫn với các lớp hợp chất hữu cơ sau có cùng một công thức cấu trúc tổng quát R-O-R. • Các hợp chất vòng thơm như furan trong đó nguyên tử ôxy là một phần của vòng thơm. • Các hợp chất trong đó một trong số các nguyên tử cacbon tiếp ngay sau nguyên tử ôxy được liên kết với ôxy, nitơ hay lưu huỳnh: o Các este R-C(=O)-O-R o Các axêtal R-CH(-O-R)-O-R o Các aminal R-CH(-NH-R)-O-R o Các anhyđrit R-C(=O)-O-C(=O)-R Các ête bậc nhất, bậc hai, bậc ba Các thuật ngữ "ête bậc nhất", "ête bậc hai" và "ête bậc ba" đôi khi được sử dụng và nó chỉ tới nguyên tử cacbon ngay sau nguyên tử ôxy của ête. Trong ête bậc nhất thì nguyên tử cacbon này chỉ được nối với một nguyên tử cacbon khác, như trong điêtyl ête CH3- CH2-O-CH2-CH3. Ví dụ về ête bậc hai là điisoprôpyl ête (CH3)2CH-O-CH(CH3)2 và ví dụ về ête bậc ba là đi-tert-butyl ête (CH3)3C-O-C(CH3)3. Đimêtyl ête, ête bậc nhất, ête bậc hai và ête bậc ba. Các polyête Polyête là các hợp chất có nhiều hơn một nhóm ête. Trong khi thuật ngữ này nói chung đẻ chỉ tới các polyme như polyêtylen glycol và polyprôpylen glycol, các hợp chất thấp phân tử như các ête vòng đôi khi cũng có thể được gọi như thế. Phản ứng hóa học Tổng hợp 1. R-OH + R-OH → R-O-R + H2O Phản ứng trực tiếp này cần các điều kiện mạnh (nhiệt và xúc tác axít) và thông thường không được áp dụng trong thực tế. Các điều kiện như thế có thể phá hủy các cấu trúc nhạy cảm của một số nhóm chức. Tồn tại một số phương pháp nhẹ nhàng hơn để sản xuất ête. 2. R-O- + R-X → R-O-R + X- Phản ứng này gọi là tổng hợp ête Williamson. Nó bao gồm việc xử lý rượu gốc với các bazơ mạnh để tạo ra anion .