2. Sử dụng tài liệu địa hoá trong nghiên cứu đá magma Trong nghiên cứu đá magma, sử dụng các nguyên tố chính và nguyên tố vết để giải quyết 3 nhiệm vụ: 1) Phân loại đá magma; 2) Nghiên cứu quy luật tiến hoá magma và 3) Xác định bối cảnh địa động hình thành magma. | Phân loại đá magma 2. Sử dụng tài liệu địa hoá trong nghiên cứu đá magma Trong nghiên cứu đá magma, sử dụng các nguyên tố chính và nguyên tố vết để giải quyết 3 nhiệm vụ: 1) Phân loại đá magma; 2) Nghiên cứu quy luật tiến hoá magma và 3) Xác định bối cảnh địa động hình thành magma. . Phân loại các đá magma Có nhiều cách để phân loại các đá magma, như ng chủ yếu dựa trên: - Thành phần khoáng vật của đá (thạch học), - Thành phần hoá học. Phân loại theo thạch học được trình bày trong các giáo trình thạch học. Các bạn có thể tự tìm hiểu. . Phân loại chung các đá magma. a) Biểu đồ (Na2O+K2O) - SiO2 (còn gọi là biểu đồ TAS) của Le Maitre (1989) (Hình ), được xây dựng trên cơ sở đá núi lửa tư ơi hoặc ít biến đổi (vì khi biến đổi tổng lượng kiềm thay đổi khá nhiều). Cần chú ý số liệu thạch hoá khi đư a lên biểu đồ TAS cần tính ra 100% sau khi loại bỏ hàm lượng nước và khí CO2. Trên biểu đồ này chỉ ra các trư ờng đá núi lửa khác nhau với các tên đá được thừa nhận phổ biến. Tuy vậy, một số trư ờng, nếu không có các thông số bổ sung thì không thể định danh được tên đá. Ví dụ, trường bazanit và tefrit hoặc trachyt và trachydacit b) Biểu đồ (Na2O+K2O)-SiO2 của Cox và nnk (1979), Wilson (1989) (Hình ) dùng cho đá xâm nhập. Biểu đồ này có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì các biểu đồ khác không thể bao hàm toàn bộ các đá xâm nhập. Hình . Biểu đồ (Na2O+K2O) - SiO2 của Cox và nnk. (1979), được Wilson bổ sung (1989) dành cho các đá xâm nhập. Đường cong đậm nét phân chia các đá kiềm ở trên và á kiềm ở dưới. So sánh hai biểu đồ trên cho thấy ranh giới các trư ờng đá xâm nhập và các đá núi lửa t ương ứng không trùng nhau. c) Biểu đồ SiO2-MgO (Malyuk ., Sivoronov ., 1984) (Hình ) dùng để phân chia các đá núi lửa. Đáng chú ý trên biểu đồ này định rõ hai tr ường komatit siêu mafic và komatit mafic cũng như các tr ường meimechit và boninit bên cạnh những đá núi lửa bình thường khác. d) Phân loại các .