Đề thi biên soạn với 40 câu hỏi bám sát vào chương trình học bậc THPT; giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo, phục vụ quá trình học tập, chuẩn bị chu đáo cho kì thi THPTQG sắp đến. | Đề thử sức trước kì thi THPTQG môn Hóa lần 6 năm 2019 LUYỆN ĐỀ XUYÊN QUỐC GIA TEAM ĐỀ THỬ SỨC TRƯỚC KÌ THI THPTQG 2019 LẦN 6 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN HÓA (Đề thi gồm 40 câu, trình bày trên 8 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề Họ và tên thí sinh: Mã Đề 006 Số báo danh: Đề Thi được biên soạn bởi: TEAM LĐXQG Đề thi được phản biện bởi: TEAM LĐXQG Thời gian thi: Thứ 4, ngày 26/09/2018; thời gian làm bài: từ 22h00p – 22h50p, nộp muộn nhất lúc 23h00p. VÔ CƠ 11 (Cấu trúc đề 8 – 12 – 14 – 6) Câu 1. Hiđroxit nào sau đây có tính lưỡng tính? A. Zn(OH)2. B. Mg(OH)2. C. Fe(OH)3. D. KOH. Câu 2. Thành phần chính của supephotphat kép là A. CaHPO4. B. Ca(H2PO4)2 và CaSO4. C. KH2PO4. D. Ca(H2PO4)2. Câu 3. Nhiệt phân hoàn toàn muối X thu được kim loại và hỗn hợp khí. Muối X là A. Fe(NO3)2. B. AgNO3. C. KNO3. D. Al(NO3)3. Câu 4. Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc nguội? A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Cr. Câu 5. Cho các chất: Si, NH4NO3, Al, CO2, CO, H3PO4. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH loãng khi đun nóng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 6. Chất nào sau đây không phải là chất điện li mạnh? A. CH3COOH. B. HCl. C. NaOH. D. NaCl. Câu 7. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây? A. NaCl. B. CaCO3. C. (NH4)2SO4. D. NH4HCO3. Câu 8. Trong các chất sau, chất gây ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ khí thải sinh hoạt là A. CO. B. N2. C. H2. D. O3. Tham gia group Hướng đến kì thi THPT QG 2019 để được Trang 1/ 8 mã đề 006 thi thử hàng tuần nhận tài liệu miễn phí và học tập tốt nhất!!! Câu 9. Để khử hoàn toàn 34 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO cần dùng ít nhất 10,08 lít khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau các phản ứng là A. 28,0 .