Nội dung của tài liệu bao gồm 2 phần lý thuyết và bài tập của Hóa học lớp 12: Este, Lipit, Este, tinh bột, Xenluloz, Polime và vật liệu Polime, Amin – Aminoaxit – Peptit – Protein. tài liệu để nắm chi tiết nội dung. | Lý thuyết và bài tập hữu cơ môn Hóa học lớp 12 PHẦN LÝ THUYẾT CHƯƠNG 1: ESTE - LIPIT Bài 1: ESTE I. KHÁI NIỆM – DANH PHÁP: 1. Cấu tạo: Thay thế nhóm –OH ở nhóm –COOH của axit cacboxylic bằng nhóm –OR’ ta được este : RCOOR’ H2SO4đ, to RCOOH + HOR’ RCOOR’ + H2O H2SO4đ, to CH3COOH + C2H5OH . R : là H, các gốc hidrocacbon no, chưa no, thơm R’: là các gốc hidrocacbon no, chưa no, thơm Công thức chung của este đơn no: CnH2nO2 ( n≥ 2) 2. Danh pháp: Tên gốc R’ + tên gốc axit ( đuôi at) Thí dụ: HCOOCH3 : metyl fomiat ( hay fomat), HCOOC2H5: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . CH3COOCH3: metyl axetat , CH3COOC2H5 :. . . . . . . . . . . . . . . . . . C2H3COOC2H5: etyl acrylat , C2H5COOC2H3: . . . . . . . . . . . . . . . . . . II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ: ➢ Este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử C ( vì giữa các phân tử este không có liên kết hidro. ➢ Chất lỏng nhẹ hơn nước, ít tan trong nước. Este của các axit béo ( có khối lượng mol lớn ) có thể là chất rắn ( mỡ động vật, sáp ong) ➢ Este có mùi thơm hoa quả dễ chịu: isoamyl axetat ( CH3COOCH(CH3)CH2CH2CH3) Có mùi chuối chín, benzyl propionat ( C2H5COOC6H5) có mùi hoa nhài, etyl butyrat ( C3H7COOC2H5) có mùi dứa , etyl isovalerat ( CH3CH(CH3)CH2COOC2H5 ) có mùi táo. III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC: 1. Phản ứng thủy phân: ( môi trường axit) H2SO4đ, to RCOOR’ + H2O RCOOH + R’OH Bản chất của phản ứng là phản ứng thuận nghịch Thí dụ: CH3COO C2H5 + H2O . 2. Phản ứng xà phòng hóa: ( môi trường kiềm) phản ứng hoàn toàn to RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH Chú ý : ➢ Nếu R’ có dạng – CH=CH-R thì sản phẩm có andehit ➢ Nếu R’; có dạng – C(CH3)= CH-R thì sản phẩm có xeton ➢ Nếu R’ có dạng - C6H5 thì sản phẩm có phenol hoặc muối Thí dụ: to • CH3COOCH=CH2 + NaOH CH3COONa + CH3CHO to • CH3COOC6H5 + 2NaOH CH3COONa + C6H5ONa + H2O 3. Phản ứng ở gốc hidrocacbon: a) Phản ứng cộng vào gốc .