Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 17/2014 với nội dung giáo dục đại học tư ở Đông Á, việc đánh giá và chính sách; bức phác họa về Trung Quốc muộn màng nhưng mạnh mẽ với giáo dục đại học tư; Nhật Bản thiết lập một mô hình giáo dục đại học tư rộng lớn và hoàn toàn mang tính chất tư nhân. | Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 17/2014 Thông tin Giáo dục Quốc tế Số 17/2014 GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TƯ ở ĐÔNG Á LỜI GIỚI THIỆU G DĐH ngoài công lập ở Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đòi hỏi giới nghiên cứu phải nhanh chóng góp phần mang lại dữ liệu và thông tin cho những người làm chính sách để họ có thể có những đáp ứng phù hợp và kịp thời. Trong khi ghi nhận và trân trọng những đặc điểm đã làm nên sự ưu tú của các trường đại học phương Tây, chúng ta thường ít lưu ý đầy đủ đến những đặc điểm của khu vực, của quốc gia và văn hóa, là điều có tác dụng rất lớn và rất trực tiếp đến sự phát triển của GDĐH. Do sự khác biệt rất lớn về truyền thống văn hóa và lịch sử, về hệ thống chính trị, những kinh nghiệm của phương Tây về mặt nào đó có thể có ý nghĩa ít quan trọng hơn đối với Việt Nam so với những gì đang diễn ra ở Đông Á. Bài học của phương Tây là quan trọng, nhưng bài học quan trọng hơn là những nước Đông Á có truyền thống và nhiều đặc điểm gần gũi với chúng ta đã học hỏi những bài học phương Tây ấy như thế nào để đạt được thành tựu ngày nay. Vì vậy, Bản tin Thông tin Giáo dục Quốc tế số 17 của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành xin giới thiệu một phần trong bản báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Giáo dục Đại học tư ở Đông Á, do giáo sư Levy Daniel, ĐH Albany, thực hiện năm 2010. Đây là một bản báo cáo chứa đựng nhiều thông tin toàn diện và phong phú về GDĐH tư ở Đông Á, hơn thế nữa, chứa đựng những phân tích chính sách và khuyến nghị hết sức quý giá cho Việt Nam. Bản báo cáo dài gần 80 trang, gồm ba phần chính: Phần 1 là quy mô, định dạng và sự tăng trưởng; Phần 2 là tài chính, và phần 3 là chính sách quản lý. Phần giới thiệu trong Bản tin này