Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 20/2015 với nội dung lưu thông chất xám, mạng lưới nghiên cứu khoa học quốc tế và sự dịch chuyển năng động của giới khoa học, những xu hướng và công cụ chính sách nhằm xây dựng năng lực và thúc đẩy sự ưu tú trong nghiên cứu. | Thông tin Giáo dục Quốc tế - Số 20/2015 Thông tin Giáo dục Quốc tế Số 20/2015 LƯU THÔNG CHẤT XÁM Lời giới thiệu T rong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, thành công của một người làm khoa học gắn chặt với khả năng tương tác với đồng nghiệp trên phạm vi toàn cầu; hơn thế nữa, khả năng dịch chuyển năng động từ nước này sang nước khác, qua đó có những trải nghiệm đa văn hóa, xây dựng năng lực và quan hệ đối tác với đồng nghiệp quốc tế. Tương tự như vậy, nền khoa học của một quốc gia cũng không thể phát triển trong tình trạng đóng cửa hay bị cô lập. Việc di trú của các nhà khoa học đã được nói đến từ lâu qua hiện tượng “chảy máu chất xám”. Tuy thế ngày nay dòng chảy năng động của con người, thông tin và ý tưởng dưới ảnh hưởng phát triển của công nghệ truyền thông đã làm biến đổi quan niệm về “chảy máu chất xám” theo quan niệm truyền thống. Ngày nay, việc giới hàn lâm đảm nhận công việc nghiên cứu hay giảng dạy dù ngắn hạn hay dài hạn ở một nước khác không nhất thiết là một trò chơi người được kẻ mất, mà có thể là một mối quan hệ đôi bên đều có lợi. Chính vì thế, các nước đang ráo riết xây dựng nhiều chính sách, cơ chế nhằm tạo điều kiện và thúc đẩy các nhà khoa học của mình có thời gian trải nghiệm ở nước ngoài cũng như thu hút giới hàn lâm quốc tế đến làm việc một thời gian hoặc lâu dài ở nước mình. Bản tin Thông tin Giáo dục Quốc tế số 20 của Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá GDĐH, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành xin giới thiệu bài viết của hai tác giả Merle Jacob (Trường ĐH Lund, Thụy Điển) và V. Lynn Meek (Trường ĐH Melbourne, Australia) về chủ đề này. Bài viết này là một tài liệu thảo luận trong chương trình huấn luyện về Chính sách khoa học và Quản lý hoạt động khoa học do Viện Lãnh đạo và Quản lý giáo dục LH Martin thực hiện cho các nhà quản lý khoa học ở nhiều nước, tổ chức tại South Africa và Malaysia trong năm 2014 với sự tài trợ của tổ chức SIDA. Chúng tôi xin cảm ơn đơn vị tài trợ đã tạo