Hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác do tác động của xâm nhập mặn tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá hiện trạng và phân tích hiệu quả kinh tế các hệ thống canh tác và đề xuất các giải pháp phát triển các mô hình sản xuất phù hợp do tác động của xâm nhập mặn, tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Đề tài nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp kết hợp định tính và định lượng, thu thập số liệu thứ cấp qua phỏng vấn tại cộng đồng sử dụng phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal), phỏng vấn KIP và phỏng vấn 120 hộ nông dân, phân tích SWOT và phân tích hiệu quả kinh tế qua ảnh hưởng của xâm nhập mặn (XNM). Kết quả nghiên cứu cho thấy xâm nhập mặn ảnh hưởng bất lợi cho mô hình canh tác hai vụ lúa, gây thiếu việc làm trong mùa khô và phải chuyển đổi mô hình canh tác. | Hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác do tác động của xâm nhập mặn tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 02 - 2017 HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC DO TÁC ĐỘNG CỦA XÂM NHẬP MẶN TẠI HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG Lê Văn Dũng1, Nguyễn Duy Cần1**, Lê Thành Sơn1, Võ Thị Gương2* 1 Trường Đại học Cần Thơ, 2 Trường Đại học Tây Đô (Email: vtguong@) Ngày nhận: 15/11/2017 Ngày phản biện: 10/12/2017 Ngày duyệt đăng: 20/12/2017 TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá hiện trạng và phân tích hiệu quả kinh tế các hệ thống canh tác và đề xuất các giải pháp phát triển các mô hình sản xuất phù hợp do tác động của xâm nhập mặn, tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Đề tài nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp kết hợp định tính và định lượng, thu thập số liệu thứ cấp qua phỏng vấn tại cộng đồng sử dụng phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal), phỏng vấn KIP và phỏng vấn 120 hộ nông dân, phân tích SWOT và phân tích hiệu quả kinh tế qua ảnh hưởng của xâm nhập mặn (XNM). Kết quả nghiên cứu cho thấy XNM ảnh hưởng bất lợi cho mô hình canh tác hai vụ lúa, gây thiếu việc làm trong mùa khô và phải chuyển đổi mô hình canh tác. Tuy nhiên, chuyển đổi sang mô hình canh tác kết hợp nuôi thuỷ sản giúp hiệu quả kinh tế tăng cao. Các mô hình phổ biến đạt lợi nhuận cao nhất là (1) Tôm-Cua-Màu, (2) Tôm-Cua, (3) Lúa-Tôm, và sau cùng là (4) Canh tác 2 vụ lúa. Trên cơ sở phân tích điều kiện tự nhiên, thuận lợi, khó khăn và thách thức, một số giải pháp về chính sách được đề xuất gồm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, phối hợp với doanh nghiệp tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nông, thuỷ sản, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả các mô hình canh tác, đa dạng hoá đối tượng nuôi để tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, phát triển sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản sạch. Trong chiến lược phát triển nông hộ, nông dân cần quan .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.