Các chính sách trao đổi và đổi mới công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

Trong bài viết này, bên cạnh đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ trao đổi và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp theo khung pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp UNCTAD, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp cải thiện chính sách hỗ trợ trao đổi và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới. | Các chính sách trao đổi và đổi mới công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam CÁC CHÍNH SÁCH TRAO ĐỔI VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Thùy Dung Trường Đại học Luật Hà Nội Tóm tắt Sau hơn 10 năm gia nhập WTO, cùng với việc tham gia hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam (đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo) đã và đang có nhiều cơ hội để phát triển. Song bên cạnh những cơ hội, Việt Nam cũng gặp phải nhiều khó khăn. Việc xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách khung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có chính sách trao đổi và đổi mới công nghệ theo công ước khung pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển(UNCTAD) là hết sức cần thiết để có thể đạt được mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam “đạt mốc một triệu doanh nghiệp”. Trong những năm qua, chính sách hỗ trợ trao đổi và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp theo khung pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp UNCTAD được Nhà nước quan tâm, song việc thực hiện tại các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiệu quả. Trong bài viết này, bên cạnh đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ trao đổi và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp theo khung pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp UNCTAD, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp cải thiện chính sách hỗ trợ trao đổi và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: khung pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp, doanh nghiệp, đổi mới công nghệ. 1. Đặt vấn đề Làn sóng khởi nghiệp đã và đang lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp và thế hệ trẻ Việt Nam kể từ năm 2010, song phải cho đến khi Việt Nam chọn năm 2016 là “năm khởi nghiệp quốc gia”, khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp mới được đưa vào văn bản chính thức đầu tiên. Trong đó, khái niệm “Doanh nghiệp khởi nghiệp là loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.