Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật Âm nhạc Nhạc hợp xướng tại Tp. Hồ Chí Minh trước và sau năm 1975

Luận án tập trung vào sự khảo sát kỹ thuật biểu diễn của các ca đoàn (tôn giáo) cũng như các ban hợp xướng tại thành phố và giải quyết một số vấn đề về âm nhạc học đối với những sáng tác hợp xướng được chọn thuộc nhiều thể loại khác nhau. Qua đó, không chỉ nhìn thấy được những ưu điểm mà còn tìm ra những tồn đọng về mặt kỹ thuật làm cản trở việc phát triển âm nhạc hợp xướng tại Tp. Hồ Chí Minh để đề nghị những biện pháp giải quyết cần thiết, góp phần vào việc đưa hợp xướng trở thành một phương tiện hiệu quả trong việc giáo dục nhân bản. | Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật Âm nhạc Nhạc hợp xướng tại Tp. Hồ Chí Minh trước và sau năm 1975 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hợp xƣớng có lịch sử từ rất lâu đời. Ngƣời Hy Lạp Cổ đại đã biết dùng hợp xƣớng để hát đệm cho những động tác trình diễn trên sân khấu1. Đầu thời Trung cổ ngƣời Ý dùng những bài hát Bình ca hay ca khúc Gregorian để đệm cho các động tác phục vụ cho nghi thức tôn giáo nên họ gọi những ca khúc này là thánh ca phụng vụ . Đến thời kỳ Phục hƣng một loại thánh ca phụng vụ khác ra đời gọi là thánh ca đa âm chiếm lĩnh hầu hết hoạt động sáng tác cho hợp xƣớng trong thời kỳ này. Sang thời kỳ Baroque 1600 1750 có thể nói những tác phẩm hợp xƣớng mang đề tài tôn giáo thuộc các thể loại cantata motet và passion phát triển mạnh mẽ đã đƣa nhạc hợp xƣớng bƣớc vào thời hoàng kim. Nhƣng các nhà soạn nhạc thời Cổ điển cuối thế kỷ XVIII bắt đầu say mê với những khả năng diễn đạt mới của âm nhạc giao hƣởng và khí nhạc nên phần đông đã quay lƣng lại với nhạc hợp xƣớng. Sang thế kỷ XIX trên các sân khấu thế tục phƣơng Tây xuất hiện nhiều tác phẩm hợp xƣớng mang đề tài tôn giáo. Những tác phẩm này thƣờng lớn có kết hợp với dàn nhạc và không thích hợp với việc sử dụng trong các nghi thức tôn giáo nhƣ trƣớc đây nữa. Bƣớc vào thế kỷ XX nhạc hợp xƣớng tiếp tục thoái trào đa số các nhà soạn nhạc tiêu biểu đều nghiêng về khí nhạc. Cùng với sự ra đời của nền Tân nhạc Việt Nam từ những năm 30 của thế kỷ này các hình thức hợp xƣớng đơn giản nhƣ tốp ca đồng ca hợp ca đã có mặt. Tuy nhiên phải đến những thế hệ nhạc sĩ đầu tiên của Việt Nam đƣợc đi nƣớc ngoài du học nhạc hợp xƣớng mới thực sự đƣợc hình thành. Từ đầu thế kỷ XXI nhạc hợp xƣớng bắt đầu có dấu hiệu đƣợc phục hồi phù hợp với xu hƣớng phát triển của lối sống và làm việc theo tinh thần tập thể trong xã hội hiện đại. 1 Thuật ngữ hợp xƣớng chorus ngày nay có nguồn gốc từ chữ χορός hay khoros tiếng Hy Lạp . Trong kịch Cổ đại ngƣời Hy Lạp dùng từ này để chỉ một nhóm diễn viên thƣờng gồm từ 12 đến 50 ngƣời có khi mang cả mặt

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.