Bảo quản tinh cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) dài hạn bằng nitơ lỏng (P1) I. Ðặt vấn đề Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thuộc họ Pangsiidae là loài cá bản địa ở hạ lưu sông Mêkông. Ðồng bằng sông Cửu Long có truyền thống nuôi cá tra ở quy mô nông hộ từ lâu đời. Trước đây nguồn giống được vớt từ sông Tiền và sông Hậu. Bắt đầu từ năm 2000, phương pháp khai thác này đã bị nghiêm cấm để bảo vệ nguồn lợi tự nhiên. Trong quy trình sản xuất nhân tạo cá tra, một vấn đề còn tồn tại. | Bảo quản tinh cá tra Pangasianodon hypophthalmus dài hạn bằng nitơ lỏng P1 I. Đặt vấn đề Cá tra Pangasianodon hypophthalmus thuộc họ Pangsiidae là loài cá bản địa ở hạ lưu sông Mêkông. Đồng bằng sông Cửu Long có truyền thống nuôi cá tra ở quy mô nông hộ từ lâu đời. Trước đây nguồn giống được vớt từ sông Tiền và sông Hậu. Bắt đầu từ năm 2000 phương pháp khai thác này đã bị nghiêm cấm để bảo vệ nguồn lợi tự nhiên. Trong quy trình sản xuất nhân tạo cá tra một vấn đề còn tồn tại là cá đực thành thục sinh dục chậm hơn cá cái từ 2- 4 tuần. Phương pháp bảo quản tinh đông cá tra có thể giúp các trại giống mở rộng sản xuất cũng như giảm chi phí nuôi giữ số lượng cá đực. Kỹ thuật bảo quản tinh đông còn phục vụ cho các công nghệ di truyền khác như tạo cá mẫu sinh hoặc phụ sinh. Hiện các nghiên cứu về bảo quản đông lạnh tinh cá tra trên thế giới còn rất hiếm hoi. Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II đã tiến hành nghiên cứu Phương pháp bảo quản tinh cá tra dài hạn bằng nitơ lỏng trong thời gian từ tháng 5 2001- 10 2003 tại xã An Thái Trung huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu này là một phần của nhiệm vụ thường xuyên lưu giữ nguồn gen và giống thuỷ sản nước ngọt hướng tới việc hình thành ngân hàng gen góp phần bảo vệ đa dạng sinh học các giống loài thuỷ sản. II. Phương pháp nghiên cứu 1. Thu hồi mẫu tinh cá Cá tra đực được tiêm IU HCG kg Human Chorionic Gonadotropin thụ tinh sau khi tiêm 12 giờ ở nhiệt độ phòng tinh được giữ lạnh trong các bơm tiêm ở 4oC. 2. Đánh giá chất lượng tinh dịch cá - Xác định độ vận động Độ vận động của tinh trùng được xem bằng kính hiểm vi quang học Meiji độ phóng đại 400 lần trước khi làm đông. Dùng một sợi kẽm nhỏ dẹt chấm vào tinh dịch phết lên lam kính sau đó thêm một giọt nước hoạt hoá tinh trùng để xem độ vận động của nó. Tinh trùng có ba hình thức vận động tiến thẳng xoay tròn và lắc lư. Trong thí nghiệm chỉ sử dụng những mẫu tinh dịch có tỷ lệ tinh trùng vận động tiến thẳng trên 80 . Độ vận động của tinh trùng cũng đựơc ở từng thời