Ông Bà Tổ Tiên Giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người Việt liên hệ với việc truyền giáo Lm Vũ Kim Chính, SJ Giáo sư Ðại Học Công Giáo Phụ Nhân, Ðài Loan Ðề cập tới văn hóa, phong tục của một dân tộc là một đề tài hết sức phức tạp, vì mỗi dân tộc không ít thì nhiều là một đơn vị đặc thù, dầu vậy tính cách đặc thù văn hóa này không khải là cô lập, nhưng là kết tinh vừa tế nhị vừa phức tạp qua sự giao tiếp với các dân tộc. | Ông Bà Tổ Tiên Giá trị văn hóa phong tục tập quán của người Việt liên hệ với việc truyền giáo Lm Vũ Kim Chính SJ Giáo sư Đại Học Công Giáo Phụ Nhân Đài Loan Đề cập tới văn hóa phong tục của một dân tộc là một đề tài hết sức phức tạp vì mỗi dân tộc không ít thì nhiều là một đơn vị đặc thù dầu vậy tính cách đặc thù văn hóa này không khải là cô lập nhưng là kết tinh vừa tế nhị vừa phức tạp qua sự giao tiếp với các dân tộc khác với những nền văn minh khác. Văn hóa phong tục tập quán của nfười Việt cũng thế là những tinh hoa đã được gạn lọc biến hóa qua cuộc sống dân tộc của biết bao nhiêu thời đại qua việc tiếp xúc với nền văn minh những nguồn tư tưởng sâu rộng nhất mạnh mẽ nhất của nhân loại như Hoa-Ấn Hy-La. Ở đây khi chọn đề tài Ông bà tổ tiên liên hệ với việc truyền giáo chúng ta đã thu hẹp phạm vi không thảo luận những liên hệ Lão giáo và Phật giáo nhưng chỉ chú tâm vào Nho giáo và Kitô giáo có liên quan tới vấn đề lễ nghi đối với ông bà tổ tiên. Trước tiên chúng ta truy xét lý do tại sao người Việt thành kính ông bà tổ tiên thứ tới thảo luận lý do người Việt Công giáo trong quá trình lịch sử gặp phải những khó khăn khi bầy tỏ lòng thành kính này theo như phong tục tập quán của mình. Cuối cùng chúng ta tự hỏi có thể học được gì trong kinh nghiệm lịch sử này để hy vọng có thể suy tư về một thần học bản vị hóa việc thành kính ông bà tổ tiên 1. Nguồn Gốc Tôn Kính Ông Bà Tô Tiên Tuy ai cũng biết mỗi người mỗi gia đình đều có ông bà tổ tiên riêng nhưng nói tới việc tôn kính ông bà tổ tiên cách chung là chấp nhận những điểm tương đồng của những nền văn hóa Viễn Đông trong lịch sử ít nhiều đã chịu ảnh hưởng của Nho học như Trung Hoa Đại Hàn Nhật Bản Việt Nam. Nên ở dây khi bàn về nguồn gốc tôn kính ông bà tổ tiên hay ở phần sau thảo luận những tranh chấp về lễ nghi thì những tài liệu của các quốc gia trên đều có thể dùng để bổ túc cho nhau để hiểu rõ vấn đề. Việt ngữ dùng danh từ tôn giáo để chỉ chung các tín ngưỡng. Chữ tôn cũng còn một âm nữa là Tông nguyên ủy chỉ ông