Mục tiêu của đề tài là Phương pháp dạy học nêu vấn đề có thể áp dụng vào tất cả các bài dạy lịch sử từ khối 6 đến khối 9, tuỳ theo từng bài học có thể áp dụng ở nhiều tình huống và mức độ khác nhau. Với thời gian thực nghiệm chưa nhiều, bằng sự tâm đắc về phương pháp dạy học nêu vấn đề cũng như tính hiệu quả của nó, tôi mạnh dạn trình bày quan điểm của mình trong sáng kiến kinh nghiệm nho nhỏ này với mong muốn góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nơi tôi đang công tác. | SKKN Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử lớp 8 phần lịch sử thế giới cận đại từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi Hội đồng thẩm định Sáng kiến Phòng GD amp ĐT huyện Hoa Lư Ngày tháng Trình độ chuyên Họ và tên Nơi công tác Chức vụ năm sinh môn Trường THCS Đại học Phạm Thị Thơm 18 9 1978 Giáo viên Ninh An Ngữ Văn I. Tên sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử lớp 8 phần lịch sử thế giới cận đại từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917 . II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 1. Giải pháp cũ thường làm Thực tế trong giảng dạy đa số giáo viên đã cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh như phương pháp sử dùng đồ dùng trực quan đàm thoại . tuy nhiên phương pháp chủ đạo vẫn là phương pháp tường thuật miêu tả thuyết trình ít sử dụng phương pháp nêu vấn đề hoặc các tình huống có vấn đề. Cách dạy học mang tính thông báo kiến thức định sẵn độc thoại đọc chép vẫn tồn tại. Ưu điểm của giải pháp này là thông báo được hết những sự kiện sách giáo khoa giới thiệu học sinh chỉ cần ghi chép và học thuộc những gì mà giáo viên đã cung cấp. Nhược điểm của giáo viên là người có sứ mạng truyền thụ kiến thức cho học sinh là trung tâm của giờ học còn học sinh đóng vai trò thụ động phải ghi nhiều do đó học sinh chưa thực sự chủ động nghiên cứu kiến thức chưa độc lập làm việc với sách giáo khoa kiến thức cung cấp cho học sinh còn nặng nề gây tâm lý không thích học bộ môn này vì dài và trừu tượng. Do vậy việc đổi mới phương pháp nhằm gây hứng thú cho học sinh học tập một cách say mê cũng như chủ động chiếm lĩnh kiến thức thông qua sự định hướng của người thầy là hết sức cần thiết. Nguyên nhân Về phía giáo viên 1 Một số giáo viên dạy lịch sử chưa thực sự khắc phục khó khăn cải tiến phương pháp chưa thực