SKKN: Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học văn bản Ngữ văn 9

Mục đích quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học chính là nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Như chúng ta vần thường nói, văn học thường mang tính trừu tượng, lan man, không nhiều tính rõ ràng, cụ thể như những môn học khác, mà đặc biệt trong giờ học văn bản, để học sinh tiếp xúc, làm quen, hiểu và cảm nhận rồi rút ra được những điều mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm qua tác phẩm của mình thì rất cần đến việc người giáo viên phải sử dụng đến hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Và khi đó giờ học văn bản sẽ không còn khô khan, trừu tượng, khó hiểu nữa. Học sinh sẽ hứng thú hơn, hiểu bài nhanh hơn và giờ học đó chắc chắn sẽ đạt được kết quả tốt. | SKKN Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học văn bản Ngữ văn 9 PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hoạt động dạy học ở bậc phổ thông tập trung ở hai khâu lớn Thiết kế bài học giáo án và lên lớp biến giáo án thành hoạt động dạy học . Đối với người giáo viên Ngữ văn THCS cái cần nhất trong hai khâu ấy để hình thành giáo án và bài học Văn chính là hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh lấy văn bản nghệ thuật. Chưa có hệ thống câu hỏi ứng với văn bản nghệ thuật và phù hợp với yêu cầu tích hợp coi như chưa có chất liệu chính để làm giáo án Văn cũng có nghĩa là chưa có nguyên liệu để tạo thành việc làm cho hoạt động dạy học trên lớp. Đáp ứng mục Đọc hiểu văn bản một yêu cầu nội dung lớn trong cấu trúc tổng thể một bài học tích hợp. Đối với người giáo viên nói chung người giáo viên Ngữ văn nói riêng nếu chưa ý thức được vai trò của hệ thống câu hỏi trong hoạt động dạy văn bản nghệ thuật thì không thể có một bài học trên lớp thành công. Những điều đó xác nhận vai trò quan trọng của phương pháp dạy học bằng hệ thống câu hỏi trong tư cách hành nghề của người giáo viên nói chung cũng như giáo viên Ngữ văn đứng lớp hôm nay. Với phân môn Văn học cần làm sao cho học sinh biết chủ động tiếp cận tác phẩm theo hướng đọc gt suy ngẫm gt liên tưởng. Muốn vậy giáo viên phải thiết kế được hệ thống câu hỏi khả thi để có thể phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Qua nhiều năm giảng dạy môn Ngữ văn THCS tôi luôn suy nghĩ trăn trở và tìm tòi phương pháp nào ưu việt trong việc thiết kế bài dạy thành công để học sinh yêu thích và tiếp thu tích cực có hiệu quả môn Ngữ văn. Qua quá trình vận dụng thực tế cùng với việc trao đổi với bạn bè đồng nghiệp tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của mình về việc quot Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học văn bản Ngữ văn 9 quot 2. Mục đích nghiên cứu Đổi mới về phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu cấp .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
187    24    1    26-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.