Mục đích cơ bản của luận án này là Mô tả một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến có hội chứng chuyển hóa. Khảo sát hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân vảy nến và mối liên quan với lâm sàng. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh vảy nến mức độ vừa và nặng có hội chứng chuyển hóa bằng methotrexate kết hợp metformin. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông thường có hội chứng chuyển hóa bằng methotrexate kết hợp metformin BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 -------------------------------------------------------- HUỲNH THỊ XUÂN TÂM NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN THÔNG THƯỜNG CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA BẰNG METHOTREXATE KẾT HỢP METFORMIN Chuyên ngành Da liễu Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hà Nội 2020 Công trình được hoàn thành tại VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Người hướng dẫn khoa học 1. TS. Bùi Thị Vân 2. TS. Trần Ngọc Ánh Phản biện 1. 2. 3. Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108. Vào hồi giờ ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vảy nến VN là một trong những bệnh da thường gặp chiếm từ 1-3 dân số số. Tỉ lệ này phụ thuộc vào yếu tố chủng tộc và vùng địa lý ở khu vực Bắc Âu có tỷ lệ mắc vảy nến lên đến 3 Mỹ có tỷ lệ mắc khoảng 2 Trung Quốc chỉ có 0 3 dân số. Tại Việt Nam hiện chưa tìm thấy nghiên cứu dịch tễ về tỷ lệ hiện mắc của bệnh có một vài nghiên cứu riêng rẽ như ở Huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương tỷ lệ vảy nến chiếm 1 5 dân số. Vảy nến và béo phì đều có sự biểu hiện tăng quá mức của các yếu tố gây viêm và các cytokines giống nhau IL-6 TNF-α adiponectin và PAI-1 là các adipocytokines. Nồng độ TNF-α tăng trên bệnh nhân vảy nến có mối tương quan thuận với chỉ số BMI và tình trạng đề kháng insulin. Kiểm soát các hội chứng chuyển hóa HCCH trong VN là điều hết sức cần thiết góp phần giảm gánh nặng bệnh tật. Tuy nhiên điều trị VN trên nền các RLCH còn nhiều khó khăn do cơ chế sinh bệnh diễn tiến và các bằng chứng lâm sàng còn nhiều tranh cãi. Nghiên cứu sự phối hợp giữa MTX và MET trong bệnh VN có HCCH ở nước ngoài có một vài nghiên cứu nhưng tại Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào vì vậy .