Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO/TR 10013:2003 đưa ra các hướng dẫn cần thiết đối với việc xây dựng và duy trì tài liệu để đảm bảo thiết lập được hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực, thích hợp với những nhu cầu cụ thể của tổ chức. Việc sử dụng các hướng dẫn này sẽ giúp thiết lập được một hệ thống dạng văn bản theo yêu cầu của tiêu chuẩn hiện hành về hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng để lập các tài liệu dạng văn bản cho những hệ thống quản lý khác với hệ thống quản lý chất lượng theo bộ TCVN ISO 9000, ví dụ: hệ thống quản lý môi trường và hệ thống quản lý an toàn. . | Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO TR 10013 2003 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN ISO TR 10013 2003 ISO TR 10013 2001 HƯỚNG DẪN VỀ TÀI LIỆU CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Guidelines for quality management system documentation Lời nói đầu TCVN ISO TR 10013 2003 hoàn toàn tương đương với ISO TR 10013 2001. TCVN ISO TR 10013 2003 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. 17 Lời giới thiệu 17 Bộ TCVN ISO 9000 yêu cầu hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức phải được lập thành văn bản. Tiêu chuẩn này thúc đẩy việc chấp nhận cách tiếp cận theo quá trình khi xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và nâng cao hiệu lực cửa hệ thống này. Để hoạt động có hiệu quả một tổ chức phải xác định và quản lý rất nhiều các hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hoạt động sử dụng nguồn lực và được quản lý cho phép chuyển hoá đầu vào thành đầu ra có thể được coi là một quá trình. Thông thường đầu ra của một quá trình sẽ trực tiếp là đầu vào của một quá trình tiếp sau. . Việc áp dụng hệ thống các quá trình trong một tổ chức cùng với sự nhận biết các mối tương tác giữa những quá trình này và việc quản lý chúng có thể được coi là cách tiếp cận theo quá trình Lợi thế của cách tiếp cận theo quá trình thể hiện thông qua việc kiểm soát sự tiến triển của quá trình để đưa ra mối liên hệ giữa những quá trình riêng biệt trong hệ thống cũng như sự kết hợp và mối tương tác của chúng. Một tổ chức cần phải có sự linh hoạt nhất định khi chọn lựa phương pháp văn bản hoá hệ thống quản lý chất lượng của mình. Mỗi tổ chức cần xây dựng một số lượng tài liệu cần thiết để thể hiện được hoạt động hoạch định tác nghiệp kiểm soát có hiệu lực và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng của mình và các quá trình của hệ thống này. Các tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng có thể liên quan tới toàn bộ các hoạt động hoặc chỉ liên quan đến một số hoạt động đã được lựa chọn của tổ .