Hải Dương là tỉnh có thế mạnh trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là ngành chăn nuôi. Đàn lợn của tỉnh hàng năm khoảng gần 600 nghìn con. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng chăn nuôi, ô nhiễm và hiệu quả kinh tế của các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính. | Hiệu quả kinh tế của các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi lợn của hộ nông dân tỉnh Hải Dương Vietnam J. Agri. Sci. 2019 Vol. 17 No. 11 955-967 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2019 17 11 955-967 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC BIỆN PHÁP GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG CHĂN NUÔI LỢN CỦA HỘ NÔNG DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG Trần Văn Quân Trần Đình Thao Nguyễn Thọ Quang Anh Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tác giả liên hệ thaoktl@ Ngày nhận bài Ngày chấp nhận đăng TÓM TẮT Hải Dương là tỉnh có thế mạnh trong phát triển nông nghiệp đặc biệt là ngành chăn nuôi. Đàn lợn của tỉnh hàng năm khoảng gần 600 nghìn con. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng chăn nuôi ô nhiễm và hiệu quả kinh tế của các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính. Nghiên cứu này dựa trên số liệu thứ cấp và số liệu điều tra 120 hộ chăn nuôi kết hợp với phỏng vấn chuyên sâu cán bộ chuyên gia kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay các hộ nông dân đang sử dụng 3 biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi lợn gồm có xây dựng bể biogas sử dụng chế phẩm sinh học enzyme và ủ phân compost. Trong đó biện pháp ủ compost có chỉ số lợi nhuận trên chi phí cao nhất với 2 98 lần áp dụng biogas là 1 94 và sử dụng enzyme probiotic là 1 21 lần. Từ khoá Chăn nuôi lợn khí nhà kính Hải Dương giảm phát thải. Greenhouse Gas Emission Reduction from Pig Production in the Context Restructuring Livestock Sector in Hai Duong Province ABSTRACT Hai Duong is one of the leading agricultural development provinces especially the livestock sector. The pig herds of the province are annually about 600 thousands of heads. The objective of the study was to assess the current status of livestock production pollution and economic efficiency of the reductions in the greenhouse gas emissions. The study was conducted based on the secondary data and surveyed data of 120 household farms combined .