Bài viết này tập trung tìm hiểu mười hai truyện ngắn của Sơn Vương (tức nhà văn tướng cướp Trương Văn Thoại) được sưu tầm, nghiên cứu, tập hợp trong tuyển tập Sơn Vương – Nhà văn – Người tù thế kỉ (Nxb Văn học, 2007) nhằm xác quyết dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực giai đoạn này thông qua thể loại truyện ngắn trong sáng tác của ông. | Dấu ấn chủ nghĩa hiện thực trong truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỉ XX Trường hợp Sơn Vương TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17 Số 4 2020 705-716 Vol. 17 No. 4 2020 705-716 ISSN 1859-3100 Website http Bài báo nghiên cứu DẤU ẤN CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM BỘ ĐẦU THẾ KỈ XX TRƯỜNG HỢP SƠN VƯƠNG Trương Thị Linh Trường Đại học Thủ Dầu Một Việt Nam Tác giả liên hệ Trương Thị Linh Email linhtt@ Ngày nhận bài 12-11-2019 ngày nhận bài sửa 16-02-2020 ngày chấp nhận đăng 23-4-2020 TÓM TẮT Sơn Vương là một trong số ít tác giả có thể xem là thành công với thể loại truyện ngắn trong giai đoạn đầu thế kỉ XX ở Nam Bộ. Truyện của ông hấp dẫn từ nội dung đến nghệ thuật văn phong trong sáng và dễ hiểu nên phù hợp với người bình dân thời đó. Cho đến bây giờ những truyện ngắn của Sơn Vương vẫn hấp dẫn người đọc ở cách tiếp cận vấn đề cách đặc tuyển những chi tiết tình tiết đặc tả tâm tư tình cảm tính cách con người và cuộc sống của cư dân vùng đất Nam Bộ. Bài viết này tập trung tìm hiểu mười hai truyện ngắn của Sơn Vương tức nhà văn tướng cướp Trương Văn Thoại được sưu tầm nghiên cứu tập hợp trong tuyển tập Sơn Vương Nhà văn Người tù thế kỉ Nxb Văn học 2007 nhằm xác quyết dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực giai đoạn này thông qua thể loại truyện ngắn trong sáng tác của ông. Từ khóa chủ nghĩa hiện thực Sơn Vương truyện ngắn 1. Đặt vấn đề Đầu thế kỉ XX cùng với sự xâm lấn về chính trị thì văn hóa tư tưởng học thuật của phương Tây cũng từng bước thâm nhập vào Việt Nam sớm nhất tại Nam Bộ. Đi theo đó là các trào lưu sáng tác văn học và nghệ thuật mà tiêu biểu là trào lưu lãng mạn hiện thực. Các trí thức Tây học đã đưa hai trào lưu này trở thành một phần của đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam Bộ. Bắt kịp xu hướng đó với tinh thần trọng sự thực Sơn Vương đã thể hiện mọi phương diện của cuộc sống lên trang viết của mình. Ông đã sử dụng ngôn ngữ hàng ngày lời văn