So sánh hiệu quả việc nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) của các bà mẹ vị thành niên sau sinh lần đầu giữa hai nhóm có và không áp dụng mô hình chăm sóc mới tại hai bệnh viện phụ sản thành phố Hồ Chí Minh. | Ứng dụng thuyết Weiss - sự hỗ trợ của gia đình và hộ sinh vào mô hình chăm sóc nhằm tăng hiệu quả việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với bà mẹ vị thành niên sinh con so THỜI SỰ Y HỌC Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN Tập 14 Số 2 Tháng 9 2014 Ứng dụng thuyết Weiss - sự hỗ trợ của gia đình và hộ sinh vào mô hình chăm sóc nhằm tăng hiệu quả việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với bà mẹ vị thành niên sinh con so Lê Thị Yến Phi Phòng Điều Dưỡng Bệnh viện Hùng Vương Email phivygdhp@ Tóm tắt Mục tiêu nghiên cứu So sánh hiệu quả việc nuôi con bằng sữa mẹ NCBSM của các bà mẹ vị thành niên sau sinh lần đầu giữa hai nhóm có và không áp dụng mô hình chăm sóc mới tại hai bệnh viện phụ sản thành phố Hồ Chí Minh. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu bán thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chọn mẫu có mục đích 20 bà mẹ vị thành niên sinh lần đầu trẻ khỏe mạnh chia làm hai nhóm. Nhóm can thiệp n 10 tại bệnh viện Hùng Vương nhận sự chăm sóc của hộ sinh có áp dụng học thuyết của Weiss. Nhóm chứng n 10 tại bệnh viện Từ Dũ nhận được chăm sóc theo quy trình thường quy. Kết quả Có sự khác biệt đáng kể về mức độ hiệu quả trong thực hành NCBSM giữa hai nhóm sau khi can thiệp và của nhóm can thiệp trước và sau khi can thiệp. Trước can thiệp mức độ này là thấp sau can thiệp mức độ nhận thức cao hơn có ý nghĩa thống kê Z -2 805 p 0 005 . Điều đó có nghĩa mô hình chăm sóc tập trung vào việc phát triển mối quan hệ gần gũi với bà mẹ vị thành niên có tác động mạnh mẽ đến sự tự tin và thể hiện hài lòng của bà mẹ trong việc phát triển sự tương tác mẹ - con giúp NCBSM đạt hiệu quả. Từ khóa Bà mẹ vị thành niên NCBSM hỗ trợ NCBSM tương tác mẹ - con. The effect of the use of nursing service model that integrates Weiss s social support theory on mother-child attachment as perceived by teenage primiparas related to breastfeeding Abstract Objective To compare the effectiveness of mother-child attachment as perceived by two groups of teenage primiparas related to breastfeeding after the use of Nursing .