Động cơ thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả và đổi mới là một trong những yếu tố được nghiên cứu nhiều nhất trong lĩnh vực quản lí, có rất nhiều lí thuyết về vấn đề này. Tuy nhiên chúng thường mâu thuẫn với nhau và nói chung thì thiếu đầy đủ trong việc giải thích các động cơ thúc đẩy làm việc. Một trong những thách thức và cũng là thành quả lớn nhất với các nhà quản lí mới đó là việc thúc đẩy các thành viên trong nhóm làm việc hiệu quả nhất. Sau đây là một. | Xây dựng môi trường làm việc có tính thúc đẩy với nhân viên Động cơ thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả và đổi mới là một trong những yếu tố được nghiên cứu nhiều nhất trong lĩnh vực quản lí có rất nhiều lí thuyết về vấn đề này. Tuy nhiên chúng thường mâu thuẫn với nhau và nói chung thì thiếu đầy đủ trong việc giải thích các động cơ thúc đẩy làm việc. Một trong những thách thức và cũng là thành quả lớn nhất với các nhà quản lí mới đó là việc thúc đẩy các thành viên trong nhóm làm việc hiệu quả nhất. Sau đây là một số thông tin liên quan tới vấn đề này. Tuy nhiên trước khi xem xét các chiến thuật này bạn phải nhớ rõ những vấn đề sau Các nhà quản lí không thể ép buộc nhân viên bị thúc đẩy để có thể làm những gì hiệu quả nhất. Nghệ thuật quản lí ở đây là việc tạo điều kiện thuận lợi nhất để thúc đẩy các cá nhân làm việc. Không có lí thuyết hay phương pháp cụ thể nào để thúc đẩy mọi người cả. Động cơ làm việc là một trong những yếu tố thành công của công ty nó cũng tiết lộ sự thiếu nhất trí trong việc quyết định nhân tố nào sẽ thúc đẩy nhân viên. Có rất nhiều cách để thúc đẩy nhân viên của bạn làm việc hiệu quả và đổi mới. Các nhà quản lí hiệu quả sẽ phát triển khả năng nắm bắt các cơ hội cũng như phát hiện các cản trở trong môi trường làm việc và tập trung tới những gì họ có thể thực sự làm để thúc đẩy nhân viên. thuyết thúc đẩy Một trong những học thuyết có thể giúp các nhà quản lí mới đó là học thuyết thúc đẩy do Frederick Herzberg phát triển. Ông và các đồng nghiệp đã đưa ra giả thuyết rằng các yếu tố hình thành thái độ tích cực với công việc khác hẳn so với các yếu tố tạo ra thái độ tiêu cực. Hầu hết các nhân viên thể hiện rằng cảm giác thành đạt sự được công nhận trách nhiệm những công việc đa dạng và thú vị là các yếu tố thúc đẩy. Mặt khác các yếu tố gây ra thái độ tiêu cực là các chính sách thủ tục của công ty mối quan hệ với cấp trên tiền lương thấp và điều kiện làm việc nghèo nàn. Tuy đây chỉ là một học thuyết nhưng nó cũng đã giúp các nhà quản lí .