Đề tài: Báo chí với quá trình hình thành nhân cách của học sinh - sinh viên

Báo chí có ảnh hưởng sâu rộng tới các nhóm dân cư, các tầng lớp xã hội trong đó có học sinh- sinh viên (HS-SV). Báo chí dành cho đối tượng này phong phú và đa dạng với sự góp mặt của các báo tên tuổi như: Giáo dục & Thời đại, Sinh viên, Tiền Phong, Thanh Niên và Tuổi Trẻ. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN EQ LẠI THỊ HẢI BÌNH BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH - SINH VIÊN Khảo sát trên các báo Sinh viên Việt Nam Giáo dục Thời đại Tiền phong Tuổi trẻ Thanh niên Chuyên ngành Báo chí học Mã số 60. 32. 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Những năm qua trong bối cảnh của công cuộc đổi mới hệ thống báo chí nước ta đã trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Báo chí có ảnh hưởng sâu rộng tới các nhóm dân cư các tầng lớp xã hội trong đó có học sinh- sinh viên HS-SV . Báo chí dành cho đối tượng này phong phú và đa dạng với sự góp mặt của các báo tên tuổi như Giáo dục Thời đại Sinh viên Tiền Phong Thanh Niên và Tuổi Trẻ. Để có một kết luận chính xác rút kinh nghiệm và đạt hiệu quả cao trong công tác được sự đồng ý và hướng dẫn của Tiến sỹ Trần Đăng Thao tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài Báo chí với quá trình hình thành nhân cách của học sinh- sinh viên làm đề tài bảo vệ Luận văn Thạc sỹ Khoa học xã hội và Nhân văn chuyên ngành Báo chí. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Hiện nay ở Việt Nam nghiên cứu về đối tượng HS-SV có thể nói là không nhiều. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng và tác động của báo chí đến quá trình hình thành nhân cách của HS-SV lại càng ít nếu không muốn nói là không có. Vì vậy khi nghiên cứu đề tài này tác giả gặp nhiều khó khăn khi tìm tài liệu. Vài năm gần đây có một số công trình nghiên cứu về đối tượng công chúng là HS-SV như nghiên cứu Vai trò của báo chí trong việc hình thành lối sống của thanh niên sinh viên của Tiến sỹ Nguyễn Thị Thoa thực hiện năm 2000 và Luận văn Thạc sỹ báo chí Tâm lí tiếp nhận sản phẩm báo chí của thanh niên sinh viên hiện nay của Đỗ Thu Hằng thực hiện năm 2002. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Làm việc trong môi trường giáo dục đào tạo qua quá trình giảng dạy về chuyên ngành báo chí quá trình hoạt động báo chí thực tiễn tác giả nhận thấy đa số sinh viên thụ động trong việc tiếp cận và thẩm định thông tin. Từ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.