(NB) Tiếp nội dung phần 1 Bài giảng Phân tích dữ liệu và dự báo kinh tế: Phần 2 cung cấp các nội dung chính như: phương pháp hồi quy đơn và hồi quy bội và thống kê hồi quy, phương pháp box jenkins (arima), dãy số thời gian. | Bài giảng Phân tích dữ liệu và dự báo kinh tế Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng Chương 3 PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY ĐƠN VÀ HỒI QUY BỘI VÀ THỐNG KÊ HỒI QUY Phương pháp hồi quy Hồi quy - nói theo cách đơn giản là đi ngược lại về quá khứ regression để nghiên cứu những dữ liệu data đã diễn ra theo thời gian dữ liệu chuỗi thời gian - time series hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm dữ liệu thời điểm hoặc dữ liệu chéo - cross section nhằm tìm đến một quy luật về mối quan hệ giữa chúng. Mối quan hệ đó được biểu diễn thành một phương trình hay mô hình gọi là phương trình hồi quy mà dựa vào đó có thể giải thích bằng các kết quả lượng hoá về bản chất hỗ trợ củng cố các lý thuyết và dự báo tương lai. Theo thuật ngữ toán phân tích hồi quy là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số biến giải thích hay biến độc lập - independent variable đến một biến số biến kết quả hay biến phụ thuộc - dependent variable nhằm dự báo biến kết quả dựa vào các giá trị được biết trước của các biến giải thích. Trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong nhiều lĩnh vực khác hồi quy là công cụ phân tích đầy sức mạnh không thể thay thế là phương pháp thống kê toán dùng để ước lượng dự báo những sự kiện xảy ra trong tương lai dựa vào quy luật quá khứ. . Phương pháp hồi quy đơn Còn gọi là hồi quy đơn biến dùng xét mối quan hệ tuyến tính giữa 1 biến kết quả và 1 biến giải thích hay là biến nguyên nhân nếu giữa chúng có mối quan hệ nhân quả . Trong phương trình hồi quy tuyến tính một biến gọi là biến phụ thuộc một biến kia là tác nhân gây ra sự biến đổi gọi là biến độc lập. Phương trình hồi quy đơn biến đường thẳng có dạng tổng quát Y a bX Trong đó Y biến số phụ thuộc dependent variable X biến số độc lập independent variable a tung độ gốc hay nút chặn intercept b độ dốc hay hệ số gốc slope . Y trong phương trình trên được hiểu là Y ước lượng người ta thường viết dưới 51 hình thức có nón Y Ví dụ Phương trình tổng chi phí của doanh nghiệp có dạng Y a bX Trong đó Y Tổng chi phí phát sinh .