Bài giảng Giáo dục thể chất 2 (Cầu lông) - ĐH Phạm Văn Đồng

(NB) Bài giảng Giáo dục thể chất 2 (Cầu lông) cung cấp các nội dung chính như: Lịch sử ra đời và sự phát triển của môn Cầu lông, Luật và phương pháp tổ chức thi đấu môn Cầu lông, Cách cầm vợt, cầm cầu và tư thế chuẩn bị cơ bản, . | Bài giảng Giáo dục thể chất 2 Cầu lông - ĐH Phạm Văn Đồng ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG ------------------ BÀI GIẢNG MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT 2 BẬC CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHÔNG CHUYÊN GIẢNG VIÊN NGUYỄN NGỌC CHUNG Quảng Ngãi 5 2018 1 LỜI NÓI ĐẦU Chúng tôi đã biên soạn và giới thiệu đề cương bài giảng môn học giáo dục thể chất 2 cầu lông dựa trên giáo trình quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo với thời lượng 01 tín chỉ dùng cho sinh viên bậc Cao đẳng sư phạm không chuyên trường Đại học Phạm Văn Đồng. Chương trình đào tạo yêu cầu sinh viên phải nắm vững kiến thức cơ bản và ứng dụng trong thực tiễn tập luyện và thi đấu. Để tiếp thu tốt nội dung bài giảng sinh viên tự nghiên cứu học tập kết hợp với tài liệu tham khảo có liên quan theo hướng tập trung vào các vấn đề cơ bản nhất phù hợp với trình độ khả năng tiếp thu của sinh viên nhưng vẫn đảm bảo nội dung của chương trình. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót chúng tôi chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp chân tình của quý thầy cô giáo các đồng nghiệp và các bạn sinh viên để bài giảng ngày càng hoàn chỉnh. Xin chân thành cảm ơn TÁC GIẢ 2 CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÀI GIẢNG TDTT Thể dục thể thao VĐV Vận động viên VD Ví dụ GDTC Giáo dục thể chất CĐSP Cao đẳng sư phạm HLV Huấn luyện viên SV Sinh viên HSSV Học sinh sinh viên 3 Chương 1. PHẦN LÝ THUYẾT CHUNG . Lịch sử ra đời và phát triển môn cầu lông . Nguồn gốc môn cầu lông Cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi dân gian của một số dân tộc vùng Nam Á và Đông Nam Á vào khoảng cách đây 2000 năm. Theo các tài liệu của trung quốc thì môn cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi poona của Ấn Độ. Trò chơi này được phổ biến rộng rãi ở vùng poona và có tiền thân giống như môn cầu lông ngày nay. Khi chơi trò này người ta dùng bản gỗ đánh vào một quả bóng được dệt bằng sợi nhung ở trên có gắn lông vũ hai người đánh qua đánh lại cho nhau. Vào những năm 60 của thế kỷ XIX một số sĩ quan người Anh phục viên đã đem trò chơi này từ Ấn Độ về Anh

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.