Mục đích của nghiên cứu là phân lập các chủng xạ khuẩn có khả năng phân giải cellulose. 21 chủng có khả năng phân giải cellulose được phân lập từ các mẫu đất và gỗ khác nhau như lá, rơm và gỗ mục thu thập trên địa bàn thành phố Hà Nội và phân thành 6 nhóm màu khuẩn lạc: tím, hồng, trắng, xanh lá, xám và vàng. | Phân lập các chủng xạ khuẩn có khả năng phân giải cellulose Tạp chí Khoa học và Công nghệ 140 2020 065-070 Phân lập các chủng xạ khuẩn có khả năng phân giải cellulose Isolation of Cellulose-Degrading Actinomycetes Nguyễn Liêu Ba Hoàng Thị Phương Anh Phạm Thu Hiền Lê Thị Hồng Hậu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Số 1 Đại Cồ Việt Hai Bà Trưng Hà Nội Đến Tòa soạn 16-12-2018 chấp nhận đăng 20-01-2020 Tóm tắt Mục đích của nghiên cứu là phân lập các chủng xạ khuẩn có khả năng phân giải cellulose. 21 chủng có khả năng phân giải cellulose được phân lập từ các mẫu đất và gỗ khác nhau như lá rơm và gỗ mục thu thập trên địa bàn thành phố Hà Nội và phân thành 6 nhóm màu khuẩn lạc tím hồng trắng xanh lá xám và vàng. Khả năng sinh enzyme cellulase của được xác định bằng sự xuất hiện của vòng halo trên môi trường với nguồn cơ chất CMC xung quanh thỏi thạch chứa khuẩn lạc sử dụng thuốc thử lugol. Hoạt tính cellulase của các chủng phân lập được xác định định tính bằng cách đo đường kính vòng halo. Chủng G1 D4 và G3 thể hiện vòng phân giải lớn nhất với đường kính vòng halo lần lượt là 40mm 40mm và 39mm. Khả năng sử dụng nguồn cellulose tự nhiên rơm bã mía của 3 chủng này mở ra triển vọng ứng dụng vào nông nghiệp. Từ khóa phân lập xạ khuẩn phân giải cellulose Abstract The aim of this study is to isolate cellulose-degrading Actinomycetes. Twenty one isolates of cellulolytic Actinomycetes were isolated from different soil and woody habitats such as leaves straws and rotted wood collected in Hanoi and were divided into six color groups of colony purple-violet pink white green grey and yellow. Cellulase production was indicated by the appearance of a pale halo on agar medium containing CMC as substrate around the agar piece with colony on using lugol as an indicator. Cellulase activities of isolates were determined qualitatively by measuring the diameters of halo zones. G1 D4 and G3 exhibited the maximum zones of halo around the agar piece with diameter of 40mm 40mm and 39mm .