Trong bài viết này các tác giả giới thiệu một phương pháp giảng dạy có thể áp dụng cho sinh viên các trường Đại học ở Việt Nam, đó là “học qua dạy”. Phương pháp này được phát triển bởi Giáo sư - Tiến sĩ Jean-Pol Martin - một giáo sư dạy tiếng Pháp ở Munich (Đức). | Học qua dạy - một phương pháp giảng dạy mới HỌC QUA DẠY - MỘT PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MỚI Huỳnh Đức Thiện1 Nguyễn Thị Diệu Hiền2 Tóm tắt Trong bài viết này các tác giả giới thiệu một phương pháp giảng dạy có thể áp dụng cho sinh viên các trường Đại học ở Việt Nam đó là học qua dạy . Phương pháp này được phát triển bởi Giáo sư - Tiến sĩ Jean-Pol Martin - một giáo sư dạy tiếng Pháp ở Munich Đức . Phương pháp giảng dạy này có nhiều ưu điểm nổi bật như chú trọng về chất kết hợp lý thuyết với thực tiễn khai thác tối đa tính sáng tạo năng động tự chủ của sinh viên Nói chung đây là một phương pháp có thể giúp nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Từ khóa Phương pháp giảng dạy Phương pháp giảng dạy mới Đại học Học qua dạy Giáo dục Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Chất lượng của giáo dục đào tạo các cấp học hiện đang là đề tài tranh luận nóng bỏng tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế là những đòi hỏi về chất lượng ngày càng cao của thị trường nhân lực. Việc không đáp ứng được nhu cầu này của thị trường nhân lực đã để lộ những thiếu sót trong nội dung và phương thức giáo dục hiện hành tại Việt Nam. Nhìn chung giáo dục ở nước ta vẫn còn chú ý nhiều về lượng chứ chưa đặt nặng về chất nên chương trình học tuy dài mà không sâu nặng về lý thuyết mà nhẹ về áp dụng thực tiễn chỉ chú trọng trang bị kiến thức mà không trang bị được cho sinh viên các kỹ năng cần thiết trong giao tiếp làm việc ngoài xã hội. Để khắc phục những thiếu sót này ngành giáo dục nước ta đang thực hiện một số thay đổi đáng kể mà một trong số đó là việc chuyển đổi đào tạo hệ tập trung thành hệ tín chỉ đang được từng bước thực hiện tại các trường đại học trên khắp cả nước. Trong khuôn khổ bài báo cáo này xin được giới thiệu một phương pháp giảng dạy mới có nhiều ưu điểm nổi bật như chú trọng về chất kết hợp lý thuyết với thực tiễn bên cạnh việc trang bị kiến thức còn trang bị các kỹ năng xã hội cần thiết khai thác tối đa tính sáng tạo năng động tự chủ của sinh viên một phương pháp có thể giúp