Sự chuyển dịch của các lực lượng địa chính trị xuyên qua các biên giới luôn có sự tham gia của những ý tưởng từ giới làm chính sách, giới học giả, giới kinh thương. Những quan sát và tham gia ấy đôi khi có tác động, thậm chí dẫn đạo đến các nhà chính sách, tạo quyết định cho các thay đổi và dự án lớn như kế hoạch Marshall nhằm tái thiết châu Âu sau Thế chiến 2, các quyết định tiến hành hay kết thúc chiến tranh . Những mưu sĩ, đế sư hay giáo sư giảng dạy, làm việc ở các viện, trường đại học luôn là các kho thông tin, bình luận quý báu. Nhằm hiểu biết rõ hơn về các thiết kế và sắp đặt địa chính trị từ đất nước lớn bên cạnh Việt Nam, chúng tôi giới thiệu các nhóm quan điểm địa chính trị của các học giả và giới lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc đến với bạn đọc. | Các quan điểm địa chính trị hiện đại của Trung Quốc 92 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 2 154 . 2019 TƯ LIỆU CÁC QUAN ĐIỂM ĐỊA CHÍNH TRỊ HIỆN ĐẠI CỦA TRUNG QUỐC Lê Vĩnh Trương A. Mở đầu Sự chuyển dịch của các lực lượng địa chính trị xuyên qua các biên giới luôn có sự tham gia của những ý tưởng từ giới làm chính sách giới học giả giới kinh thương. Những quan sát và tham gia ấy đôi khi có tác động thậm chí dẫn đạo đến các nhà chính sách tạo quyết định cho các thay đổi và dự án lớn như kế hoạch Marshall nhằm tái thiết châu Âu sau Thế chiến 2 các quyết định tiến hành hay kết thúc chiến tranh. Những mưu sĩ đế sư hay giáo sư giảng dạy làm việc ở các viện trường đại học luôn là các kho thông tin bình luận quý báu. Nhằm hiểu biết rõ hơn về các thiết kế và sắp đặt địa chính trị từ đất nước lớn bên cạnh Việt Nam chúng tôi giới thiệu các nhóm quan điểm địa chính trị của các học giả và giới lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc đến với bạn đọc. B. Yếu lĩnh 28 chữ của Đặng Tiểu Bình và diễn biến Các chính khách nổi tiếng của Trung Quốc như Khang Hữu Vi Lương Khải Siêu Tôn Trung Sơn Tưởng Giới Thạch đều khao khát thống lãnh thế giới. Mao Trạch Đông mong muốn cầm đầu thế giới thứ ba Qua trước tác và hành động của họ đã có nhiều trường phái địa chính trị Trung Quốc đáng quan tâm. Đặng Tiểu Bình đề ra cho lãnh đạo Trung Quốc về sau hai mươi tám chữ có tính yếu lĩnh các báo Trung Quốc gọi chung là thao quang dưỡng hối . Đó là Quan sát bình tĩnh lãnh tĩnh quan sát - 冷静观察 trầm lặng tự tin ứng phó trầm trước ứng phó - 沉着应付 ổn định vị trí ổn trú trận cước - 稳住阵脚 giấu năng lực tránh phát sáng thao quang dưỡng hối - 槽光养晦 dù thiện nghệ vẫn tự nhận yếu kém thiện ư thủ chuyết - 善于守拙 luôn không đứng đầu tuyệt bất đương thủ - 绝不当首 phát tác chính cái mình đang có hữu sở tác vi - 有所作爲 . 1 Chiến lược không thể vĩnh viễn nhưng 28 chữ này ảnh hưởng lớn đến phương sách của Trung Nam Hải. Trang web Đảng Cộng sản Trung Quốc ghi rõ đây là chiến lược vĩ đại bác đại của ông Đặng và Trung Quốc phải thu .