Mục tiêu của đề tài là Nghiên cứu nội dung chương trình hình học THPT, các bài toán dành cho học sinh khá, giỏi từ đó xây dựng các thao tác cần thiết để giúp học sinh sử dụng tốt phương pháp tọa độ vào giải các bài toán tổng hợp. | SKKN Tạo hứng thú cho học sinh tìm lời giải bài toán hình học thuần túy bằng phương pháp tọa độ hóa SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TÌM LỜI GIẢI BÀI TOÁN HÌNH HỌC THUẦN TÚY BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ HÓA Người thực hiện Lê Xuân Thắng Chức vụ Giáo viên SKKN môn Toán MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Mở đầu 1 Lí do chọn đề tài 1 Mục đích nghiên cứu 1 Đối tượng nghiên cứu 1 Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 . Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2 . Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 3 . Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 3 . Xây dựng hệ tọa độ 3 . Một số bài toán áp dụng phương pháp tọa độ hóa trong mặt phẳng 5 . Một số bài tập tự luyện 14 . . Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân đồng nghiệp và nhà trường 16 3. Kết luận và đề xuất 16 . Kết quả thực hiện đề tài 16 . Kiến nghị 16 4 Phụ lục 18 1. Mở đầu Lí do chọn đề tài Ở THPT các em học sinh đã được tiếp cận với phương pháp tọa độ trong mặt phẳng và trong không gian. Thế nhưng các bài toán mà sách giáo khoa đưa ra chỉ nhằm mục đích giúp học sinh bước đầu biết được có cái gọi là phương pháp tọa độ và áp dụng phương pháp này vào các bài toán đơn giản như lập phương trình đường thẳng đường elip đường tròn mặt phẳng mặt cầu. và các bài toán về khoảng cách và góc. Do đó học sinh chưa thấy được khả năng giải quyết của phương pháp tọa độ. Trong các kỳ thi THPT Quốc gia chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các em học sinh thường xuyên gặp phải các bài toán hình học sử dụng các tính chất hình học thuần túy nhưng có thể dùng phương pháp tọa độ hóa để giải quyết chứng minh các tính chất này. Khi gặp các bài toán hình học sử dụng đến các tính chất hình học thuần túy các em không biết bắt đầu từ đâu dựa vào đâu để suy luận tìm lời giải. Nguyên nhân của vấn đề trên là một phần vì học sinh ngại hình học phẳng vì cứ nghĩ hình học phẳng là khó nên lười tư duy một phần .