Mục tiêu của đề tài là giúp học sinh hình thành kĩ năng nhận biết được các dạng toán sử dụng phương pháp hàm số, rèn luyện cách lựa chọn hàm số và hướng đi phù hợp cho mỗi bài. Nâng cao năng lực sáng tạo, khả năng khái quát hóa thông qua việc biến đổi sáng tạo các hệ phương trình dựa trên các hàm số lựa chọn. | SKKN Rèn luyện kĩ năng và tư duy sáng tạo cho học sinh khi sử dụng tính đơn điệu của hàm số để giải hệ phương trình A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong đề thi tuyển sinh đại học các năm gần đây thường xuyên xuất hiện bài toán giải hệ phương trình. Đối với đa số học sinh thì đây là bài toán khó. Phần lớn các em đều lúng túng khi đứng trước việc phải lựa chọn phương pháp giải quyết vấn đề sao cho hướng đi trở nên hợp lí và dễ dàng nhất có thể. Các phương pháp giải hệ rất đa dạng phương pháp đặt ẩn phụ phân tích thành nhân tử biến đổi tương đương Phương pháp hàm số là một trong số những cách giải được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp này để giải quyết vấn đề thường được học sinh áp dụng một cách máy móc. Đa số không có kĩ năng tốt trong việc phân tích bài toán và nhận dạng một cách nhạy bén hàm số được sử dụng cũng như hướng trình bày. Vì vậy học sinh thường loay hoay mất nhiều thời gian cho việc chọn hàm chọn hướng sử dụng làm cho bài toán trở nên khó và không được giải quyết một cách thuận lợi nhất. Do đó tôi đã tiến hành khảo sát triển khai thực hiện đề tài Rèn luyện kĩ năng và tư duy sáng tạo cho học sinh khi sử dụng tính đơn điệu của hàm số để giải hệ phương trình . Một là giúp học sinh hình thành kĩ năng nhận biết được các dạng toán sử dụng phương pháp hàm số rèn luyện cách lựa chọn hàm số và hướng đi phù hợp cho mỗi bài. Hai là nâng cao năng lực sáng tạo khả năng khái quát hóa thông qua việc biến đổi sáng tạo các hệ phương trình dựa trên các hàm số lựa chọn. 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Sau khi học sinh học tính đồng biến nghịch biến chương 1 hàm số Giải tích lớp 12 . 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu lí luận đọc tài liệu liên quan đến hệ phương trình giải bằng phương pháp sử dụng tính biến thiên của hàm số. 4. CẤU TRÚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Phần 1 Cở sở lý luận. Phần 2 Cở sở thực tiễn. Phần 3 Nội dung biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. 1 2 B. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Tính đơn điệu của hàm số Xét hàm số y f x