Mục đích nghiên cứu đề tài là Thông qua việc đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý tại trường THPT Hướng Hóa nhằm nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và dạy học của nhà trường. | Nội dung Text SKKN Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tại trường THPT Hướng Hóa A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay mỗi một quốc gia đều đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn đó là sự bùng nổ thông tin sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ dẫn đến sự hình thành xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. Trong đó trình độ dân trí tiềm lực khoa học công nghệ trở thành một trong những nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia. Do đó việc tập trung đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo là chiến lược quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã nhấn mạnh Nâng cao dan trí bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa . Đại hội XI của Đảng xác định việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực là một trong mười ba định hướng phát triển lớn để hiện thực hoá mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nội dung quan điểm của Đại hội là bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng ta về giáo dục và đào tạo. Đại hội XII tiếp tục khẳng định Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài . Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học học đi đôi với hành lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội xây dựng và bảo vệ tổ quốc với tiến bộ khoa học công nghệ yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động . Đây là quan điểm định hướng cho phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta trong những năm tới. Quan điểm chỉ đạo này là kết quả của thành tựu nghiên cứu lý luận tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới lĩnh vực giáo dục vào đào tạo trong