Qua sáng kiến này, tôi muốn đi sâu nghiên cứu một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm nhằm giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh. Từ đó, khẳng định vai trò, tác dụng, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm nói chung và ngoại khóa lịch sử nói riêng trong việc củng cố kiến thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm, phát triển toàn diện và làm sâu sắc thêm kiến thức của học sinh trong giờ học nội khóa, tạo hứng thú khi học tập lịch sử. | SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử cho học sinh từ các hoạt động ngoại khóa trải nghiệm tại trường THPT Trần Hưng Đạo BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Lí do chọn đề tài Giáo dục truyền thống lịch sử lòng yêu nước và ý thức dân tộc là những nội dung mang tính cốt lõi trong mục tiêu giáo dục nói chung và cấp THPT nói riêng. Môn Lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình đã góp phần hình thành thế giới quan khoa học giáo dục lòng yêu quê hương đất nước truyền thống dân tộc cách mạng bồi dưỡng các năng lực tư duy hành động thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội . Do đó môn Lịch sử chính là môn học giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong việc giáo dục truyền thống lịch sử lòng yêu nước và ý thức dân tộc cho các em học sinh. Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông có nhiều hình thức khác nhau để truyền thụ tri thức cho h ọc sinh. Ngoài các giờ lên lớp chính khóa còn có các hoạt động ngoại khóa bổ ích và lý thú. Hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử là một hình thức tổ chức dạy học đa dạng trong đó học sinh đóng vai trò chủ thể tích cực nhận thức khám phá sáng tạo. Hoạt động ngoại khóa có tác dụng tích cực về mặt củng cố kiến thức giáo dục tư tưởng tình cảm và phát triển toàn diện học sinh. Hoạt động ngoại khóa mang tính tự nguyện làm sâu sắc và phong phú thêm kiến thức của học sinh trong giờ học n ội khóa tạo hứng thú học tập lịch sử. Đặc biệt là những hoạt động ngoại khóa về nội dung có tinh thần giáo dục cao. Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 thì hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học gọi là hoạt động trải nghiệm ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông là hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp. Do đó mỗi giáo viên đều cần biết cách tổ 1 chức các nội dung ngoại khóa trải nghiệm riêng cũng như lồng ghép vào môn học đang giảng dạy để góp phần tạo hứng thú nâng cao chất lượng dạy và học. Hiện .