Shutter Speed ( Tốc độ hay Thời chụp)

Phần tiếp theo các bạn sẽ quan tâm đến đó là tốc độ chụp. Như đã đề cập ở phần đầu tiên, lượng ánh sáng vào film phụ thuộc vào thời gian màn chập mở, tuy nhiên có thể kết hợp với việc thay đổi khẩu độ để có được hình ảnh cùng độ sáng với các tốc độ chụp khác nhau. Trên máy tốc độ nhỏ hơn 1s được ký hiệu bằng một con số thông thường. Ví dụ 250 nghĩa là 1/250s, 30 là 1/30s. Tốc độ lớn hơn 1s thì ký hiệu là con số đi kèm. | Shutter Speed ( Tốc độ hay Thời chụp) Phần tiếp theo các bạn sẽ quan tâm đến đó là tốc độ chụp. Như đã đề cập ở phần đầu tiên, lượng ánh sáng vào film phụ thuộc vào thời gian màn chập mở, tuy nhiên có thể kết hợp với việc thay đổi khẩu độ để có được hình ảnh cùng độ sáng với các tốc độ chụp khác nhau. Trên máy tốc độ nhỏ hơn 1s được ký hiệu bằng một con số thông thường. Ví dụ 250 nghĩa là 1/250s, 30 là 1/30s. Tốc độ lớn hơn 1s thì ký hiệu là con số đi kèm với dấu 〞ví dụ 2” là 2s, 8” là 8s. Khi chụp chủ đề chuyển động là lúc bạn sẽ lưu ý đến tốc độ chụp. Để bắt đứng chủ đề bạn sẽ phải chụp với tốc độ nhanh. Ngược lại để có ảnh mờ dạng chuyển động (motion blur) bạn sẽ chụp với tốc độ chậm hơn. Xem hình ảnh minh họa sau đây để thấy rõ hơn. Cùng chụp chiếc xe chuyển động, nhưng các bạn thấy rõ rằng tốc độ chụp càng chậm thì chủ đề càng không rõ. Khi chụp ảnh không có chân máy để không bị “rung tay” thông thường sẽ phải chụp với tốc độ từ 1/30s thậm chí có thể từ 1/60s trở lên. Chụp với tốc độ chậm hơn, cần thiết bạn phải dùng đến chân máy. Khi chụp trong điều kiện ánh sáng đủ không có khả năng chụp với tốc độ chậm được thì bạn sẽ phải dùng đến kính lọc ND (Neutral Density). Kính lọc này sẽ giúp bạn giảm cường độ sáng vào ống kính. Ngược lại khi chụp ban đêm điều kiện ánh sáng không đủ, bạn phải có chân máy để chụp với tốc độ chụp chậm. Tôi sẽ quay lại phần kính lọc ND này chi tiết hơn sau bài này. Khi muốn thể hiện sự chuyển động của chủ đề, bạn sẽ dùng kỹ thuật lia máy (paning). Có nghĩa là khi chụp máy sẽ được lia “bám” theo chủ đề. Khi đó chủ đề sẽ rõ nét, phông nền sẽ lu mờ . Đôi khi chụp phong cảnh, cần có sự thể hiện một chuyển động nào đó như mưa rơi, nước chảy .thì bạn cũng sẽ dùng đến tốc độ chụp chậm hơn. So sánh hai hình dưới đây bạn sẽ thấy hiệu quả của việc chụp tốc độ chậm tạo ra hình ảnh chuyển động của dòng suối.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.