Mục đích cơ bản của luận án này là làm rõ mối quan hệ văn hóa giữa thời kỳ tiền Óc Eo và giai đoạn sớm của VHOE ở Nam Bộ và sự hình thành của nền văn hóa này. Hệ thống toàn bộ tư liệu tiền Óc Eo và Óc Eo sớm ở vùng TGLX. Xác định đặc trưng văn hóa, đặc điểm quan hệ văn hóa, niên đại và phân kỳ các giai đoạn phát triển từ tiền Óc Eo sang giai đoạn đầu của VHOE ở vùng TGLX. | Luận án tiến sĩ Khảo cổ học Các di tích tiền Óc Eo vùng Tứ Giác Long Xuyên trong quá trình hình thành văn hóa Óc Eo ở miền Tây Nam Bộ VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ------------------------------------------ HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN QUỐC MẠNH CÁC DI TÍCH TIỀN ÓC EO Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VĂN HÓA ÓC EO Ở MIỀN TÂY NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC HÀ NỘI - năm 2019 i VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ------------------------------------------ HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN QUỐC MẠNH CÁC DI TÍCH TIỀN ÓC EO Ở VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VĂN HÓA ÓC EO Ở MIỀN TÂY NAM BỘ Chuyên ngành KHẢO CỔ HỌC Mã số LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. BÙI CHÍ HOÀNG HÀ NỘI - năm 2019 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực những kết luận khoa học của luận án này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu không đúng sự thật tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án Nguyễn Quốc Mạnh i LỜI CẢM ƠN Nội dung nghiên cứu trong luận án là sự tiếp tục một vấn đề đã được đặt ra từ nhiều thập niên trước về văn hóa Óc Eo là sự kế thừa những thành tựu đã được tạo dựng qua nhiều thế hệ nhà khoa học. Tác giả luận văn xin bày tỏ sự trân trọng và biết ơn sâu sắc đối với đóng góp của các nhà khoa học đã dày công tạo dựng nên nền tảng cho các lập luận và nhận thức của luận án. Trong quá trình thực hiện luận án tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các bảo tàng trong công tác tiếp cận và xử lý tư liệu gốc như Bảo tàng các tỉnh Long An Đồng Tháp Trà Vinh Kiên Giang. Đặc biệt là Bảo tàng tỉnh An Giang đã cho phép tôi được tiếp cận và thực hiện công tác hệ thống tổng hợp nguồn tư liệu phục vụ cho nghiên cứu này. Về mặt tổ chức lãnh đạo Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể tập trung triển khai các chương trình nghiên cứu. Các bạn .