Bài viết trình bày việc xác định tỉ lệ tăng huyết áp và một số yếu liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk. | Tỉ lệ tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú TỈ LỆ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ Văn Hữu Tài1 TÓM TẮT Mục tiêu Xác định tỉ lệ tăng huyết áp và một số yếu liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang với phương pháp chọn mẫu liên tiếp trong thời gian nghiên cứu để xác định tỉ lệ tăng huyết áp sau đó dùng phân tích đa biến để xác định một số yếu tố liên quan độc lập với tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Tăng huyết áp được chẩn đoán khi có huyết áp tâm thu 140 mmHg và hoặc huyết áp tâm trương 90 mmHg và hoặc đang điều trị thuốc để hạ huyết áp hàng ngày. Kết quả Tỉ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 là 77 5 . Có 5 yếu tố liên quan độc lập với tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 là Tuổi bệnh nhân với PR 1 3 khi tăng mỗi 10 tuổi thời gian đái tháo đường với PR 2 0 thừa cân béo phì với PR 1 5 ăn mặn với PR 1 3 và protein niệu dương tính với PR 1 4. Kết luận Tỉ lệ tăng huyết áp khá phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk. Cần tầm soát tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú và kiểm soát thừa cân béo phì ăn mặn và protein niệu có thể cải thiện tỉ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Từ khóa Tăng huyết áp đái tháo đường. ABSTRACT THE PREVALENCE AND SOME ASSOCIATED FACTORS WITH HYPERTENSION IN TYPE 2 DIABETES OUTPATIENTS Van Huu Tai1 Objectives To determine prevalence of and some associated factors with hypetension in type 2 diabetes patients treated at outpatient internal medicine clinic Đăk Lăk General Hospital in 2013. Method Using descriptive cross - sectional design with continuous sampling method in the study period to determine the prevalence of hypetension then multivariate regression .