Tài liệu trình bày về quyền sở hữu (Property Rights) và những ảnh hưởng của quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp đối với việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực theo mô hình tân cổ điển mới (Neo-classical model renewed). Trước đó, lý thuyết tân cổ điển (neo-classical theory) chỉ công nhận một cơ chế phân bổ nguồn lực hiệu quả duy nhất là cơ chế giá cả của thị trường. | Học thuyết doanh nghiệp - Chương 2 Thuyết quyền sở hữu THUYẾT QUYỀN SỞ HỮU Nội dung chính của chương này trình bày về quyền sở hữu Property Rights và những ảnh hưởng của quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp đối với việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực theo mô hình tân cổ điển mới Neo-classical model renewed . Trước đó lý thuyết tân cổ điển neo-classical theory chỉ công nhận một cơ chế phân bổ nguồn lực hiệu quả duy nhất là cơ chế giá cả của thị trường. Thuyết quyền sở hữu chứng minh sự tồn tại của các doanh nghiệp theo cơ chế phân bổ nguồn lực bên trong một cách hiệu quả hơn thị trường về kinh tế đồng thời giải thích cách thức tác động của hệ thống quyền sở hữu lên hành vi của doanh nghiệp behaviors of the firm . Thuyết quyền sở hữu Property Rights Theory được phát triển từ những năm 60 của thế kỷ XX với các nghiên cứu của một số tác giả tiên phong như Ronald Coase 1960 Armen Alchian 1965 1967 1969 Harold Demsetz 1967 . Mặc dù có quan điểm khác nhau nhìn nhận dưới góc độ kinh tế học hay luật học các nghiên cứu đa ngành của các tác giả trên đều có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển thuyết quyền sở hữu. Thuyết quyền sở hữu có nguồn gốc từ thuyết sản xuất và trao đổi Theory of Production and Exchange có nền móng đầu tiên từ những phân tích của Adam Smith 1776 về quá trình phân chia lao động. Ông cho rằng phân công lao động sẽ tăng thêm hiệu suất lao động tăng năng suất lao động và khẳng định nguyên nhân dẫn đến phân công lao động là trao đổi nên mức độ phân công phụ thuộc vào quy mô thị trường. Thuyết quyền sở hữu mở rộng và phát triển hơn thuyết sản xuất và trao đổi ở những luận điểm quan trọng sau Thứ nhất thuyết sở hữu đề cao vai trò của các nhà hoạch định trong tổ chức sản xuất tổ chức sản xuất không còn là trọng tâm trong hoạt động tìm kiếm tư lợi và tối ưu hóa tiện ích của chủ doanh nghiệp Alchian và Kessel 1962 . Thứ hai thực tế có nhiều mô hình quyền sở hữu khác nhau và không phải lúc nào doanh nghiệp cũng theo đuổi tối đa .