Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ chuyên môn của mình; nâng cao năng lực ý thức trách nhiệm trong công việc; nâng cao chất lượng giáo dục; nghiên cứu tìm ra biện pháp chỉ đạo thúc đẩy tinh thần làm việc của đội ngũ GV làm tiền đề cho việc nâng cao chất lượng đại trà, giàm thiểu HS lưu ban. | Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà giảm thiểu học sinh lưu ban trong trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân Đề tài Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà giảm thiểu HS lưu ban trong trường TH NVX I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. Trong đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định khi mà tiềm năng trí tuệ là động lực chính của sự tăng tốc phát triển thì giáo dục được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của một quốc gia trong cạnh tranh quốc tế và sự thành đạt của mỗi người trong cuộc sống của mình đại hội khẳng định đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa hiện đại hóa xã hội hóa dân chủ hóa và hội nhập quốc tế trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tuy nhiên trong đánh giá tại đại hội cũng chỉ ra đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn có những bất cập về chất lượng số lượng và cơ cấu một bộ phận chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục thiếu tâm huyết Chính vì vậy Đảng Chính phủ ta đánh giá vai trò của giáo dục rất quan trọng và đặc biệt quan tâm đến Ngành giáo dục. Thực tế trong mấy năm qua Ngành giáo dục đã đang thực hiện đổi mới toàn diện trong đó có đổi mới công tác quản lý ở tất các các cấp từ trung ương đến địa phương. Tôi thiết nghĩ đổi mới không phải là chỉ ở người đứng đầu cơ quan mà sự đổi mới đó phải được mọi thành viên trong đơn vị thực hiện một cách tự giác trong mọi việc làm mọi thời điểm. Đổi mới không phải đòi hỏi một cái gì đó lớn lao ghê gớm mà đổi mới từ những những việc làm bình thường hàng ngày hàng tuần hàng tháng ở tất cả mọi người. Đổi mới công tác quản lý cũng có nghĩa là tất cả những người lãnh đạo trong đơn vị biết khai thác cái mới của mọi thành viên trong đơn vị biết khích lệ mọi người tìm ra cái mới vận dụng cái mới đó một cách có hiệu quả. Người lãnh đạo biết quản lý cái mới hay nói một cách khác là biết quản lý sự đổi mới . Có như vậy thì mới thực sự đổi mới và có