Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm nghiên cứu và lựa chọn một số giải pháp phù hợp với đối tượng học sinh nhằm giúp giáo viên thực hiện hiệu quả việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát nhằm lựa chọn và thực hiện các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường đảm bảo tính bền vững, hiệu quả. | Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số Đề tài Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số MỤC LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU . . . 2 1. Lý do chọn đề tài . . .2 2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài . 3 3. Đối tượng nghiên cứu . . . 3 4. Phạm vi nghiên cứu .3 5. Phương pháp nghiên cứu . . .3 II. PHẦN NỘI DUNG . . . 3 1. Cơ sở lý luận . . 3 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu . .4 3. Nội dung và hình thức của giải a. Mục tiêu giải pháp. . . 5 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp . .5 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp biện pháp. . . . 16 d. Kết quả khảo nghiệm giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu phạm vi và hiệu quả ứng dụng . . 17 III. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ . . . 18 1. Kết luận . 18 2. Kiến nghị . .19 Người viết Lê Thị Liên 1 Đơn vị Trường Tiểu học Y Ngông Đề tài Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết tất cả các trường tiểu học ở Việt Nam đều học chung một chương trình một bộ sách giáo khoa các môn học đều đánh giá kết quả học tập của học sinh trên một chuẩn thống nhất về kiến thức kĩ năng và đều dạy học trực tiếp bằng tiếng Việt. Trong khi điều kiện dạy học ở các vùng miền rất khác nhau và không phải tất cả học sinh tiểu học đều biết tiếng Việt trước tuổi đến trường. Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ nhất đối với học sinh người dân tộc Kinh nhưng lại là ngôn ngữ thứ hai đối với học sinh người dân tộc thiểu số. Trong những năm học vừa qua công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ban ngành vì vậy chất lượng học tập tiếng Việt của các em đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học nên công tác giáo dục học sinh vùng dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế chất lượng học tập của học sinh vẫn còn thấp so với mặt bằng chung. Thực tế cho thấy ở các vùng khó khăn có nhiều học .