Nghiên cứu đã sử dụng viễn thám, GIS và các chỉ số trắc lượng cảnh quan trong phân tích biến động cấu trúc không gian xanh (KGX) của thành phố Huế giai đoạn 2001-2016. | Đánh giá sự biến động cấu trúc không gian xanh ở thành phố Huế giai đoạn 2001-2016 Tạp chí Khoa học Đại học Huế Khoa học Trái đất và Môi trường ISSN 2588-1183 Vol. 128 No. 4A 2019 P. 5-19 DOI ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỘNG CẤU TRÚC KHÔNG GIAN XANH Ở THÀNH PHỐ HUẾ GIAI ĐOẠN 2001 - 2016 Nguyễn Bắc Giang1 Hà Văn Hành1 Đỗ Thị Việt Hương1 Phạm Văn Cự2 1Trường Đại học Khoa học Huế Đại học Huế 2 Trường Đại học Khoa học tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt Nghiên cứu đã sử dụng viễn thám GIS và các chỉ số trắc lượng cảnh quan trong phân tích biến động cấu trúc không gian xanh KGX của thành phố Huế giai đoạn 2001- 2016. Ảnh viễn thám Landsat đa thời gian được sử dụng để chiết xuất các loại hình không gian xanh đất nông nghiệp cây xanh chuyên biệt mặt nước công viên dải cây xanh và đất rừng các năm 2001 2005 2010 và 2016 theo phương pháp định hướng đối tượng với độ chính xác tổng thể đều trên 80 và hệ số Kappa các năm đều ở mức trên 0 78 . Các chỉ số trắc lượng cảnh quan ở cấp độ cảnh quan và cấp độ lớp phủ CA NP PD PLAND TE ED AREA_CV LPI AWMPFD LSI PROX_MN IJI CONTAG SHDI SHEI được sử dụng để lượng hóa đặc điểm cấu trúc cảnh quan cho các loại hình không gian xanh. Kết quả cho thấy trong các loại hình KGX thì cây xanh chuyên biệt chiếm chủ yếu trong cảnh quan đô thị Huế 50 . Trong vòng 16 năm các chỉ số trắc lượng cảnh quan có sự thay đổi phức tạp thể hiện qua các loại hình KGX ngày càng bị thu hẹp phân tán và chia nhỏ do sự phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hóa. Cụ thể số lượng khoanh vi cảnh quan giảm từ 215 năm 2001 xuống còn 129 mảng năm 2016. Kết quả nghiên cứu là cơ sở phục vụ quy hoạch phát triển KGX hướng đến sự phát triển bền vững đô thị Huế. Từ khóa cấu trúc cảnh quan chỉ số trắc lượng cảnh quan không gian xanh thành phố Huế Landsat 1 Mở đầu Không gian xanh KGX đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của đô thị thông qua cung cấp các chức năng và không gian cho dịch vụ hệ sinh thái. Nhiều công trình nghiên cứu