Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ảnh hưởng trên huyết động của Phenylephrin trong xử trí tụt huyết áp khi gây tê tủy sống để mổ lấy thai

Luận án nghiên cứu so sánh hiệu quả của thuốc co mạch mới là phenylephrin so với thuốc co mạch thường được sử dụng trước đây là ephedrin, cả hai thuốc đều được truyền liên tục để dự phòng tụt HA sau GTTS để mổ lấy thai. Mời các bạn cùng tham khảo. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học Nghiên cứu ảnh hưởng trên huyết động của Phenylephrin trong xử trí tụt huyết áp khi gây tê tủy sống để mổ lấy thai BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRẦN MINH LONG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG TRÊN HUYẾT ĐỘNG CỦA PHENYLEPHRIN TRONG XỬ TRÍ TỤT HUYẾT ÁP KHI GÂY TÊ TỦY SỐNG ĐỂ MỔ LẤY THAI TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2019 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐH Y HÀ NỘI Hướng dẫn khoa học . Nguyễn Quốc Kính Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường vào hồi giờ 00 ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội CÁC CHỮ VIẾT TẮT BMI Body Mask Index - Chỉ số khối cơ thể CO Cardiac Output - Cung lượng tim CI Cardiac Index - Chỉ số tim ECG Electrocardiogram - Điện tâm đồ GTTS Gây tê tủy sống HA Huyết áp HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương HATB Huyết áp trung bình HR Heart Rate - Tần số tim ICG Impedance Cardiogram Tim đồ trở kháng sinh học NMC Ngoài màng cứng Niccomo Non Invasive Continuous Cardiac Output Monitoring Theo dõi cung lượng tim liên tục không xâm lấn SpO2 Độ bão hòa oxy máu mao mạch SV Stroke Volume - Thể tích nhát bóp SVV Stroke Volume Veriation Thay đổi thể tích nhát bóp SVR Systemic Vascular Resistance - Sức cản mạch máu hệ thống 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vô cảm trong sản khoa cho mổ lấy thai gia tăng do tỷ lệ sinh mổ ngày càng tăng là mối quan tâm rất lớn của bác sỹ gây mê hồi sức vì phải đạt được hiệu quả giảm đau giãn cơ tốt để tạo thuận lợi tối đa cho cuộc mổ đảm bảo an toàn cho cả mẹ và trẻ sơ sinh. Gây tê tủy sống GTTS được ưa chuộng hơn gây mê là lựa chọn đầu tiên cho mổ lấy thai tụt huyết áp HA khi GTTS chiếm tỷ lệ cao đến 70 -80 . Đó là biến chứng nguy hiểm nhất gây hậu quả xấu cho mẹ và con. Do đó vấn đề xử trí tụt HA luôn được quan tâm và nghiên cứu nhiều. Cơ chế gây tụt HA trong GTTS là do phong bế chuỗi hạch thần kinh giao cảm cạnh sống dẫn đến giãn hệ động mạch hệ sức cản gây giảm sức cản mạch máu ngoại vi SVR .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.