Xã hội học ở Trung Quốc trước 1949

Bài viết giới thiệu sự hình thành và phát triển của xã hội học hiện đại ở Trung Quốc từ ban đầu đến trước khi có sự thay đổi chế độ xã hội năm 1949, về mặt định chế và nghiên cứu. Sau 20 năm hình thành chậm rãi chủ yếu dịch thuật và giới thiệu xã hội học Âu-Mỹ, sau Cách mạng Tân Hợi 1911, xã hội học ở Trung Quốc phát triển nhanh về mặt định chế, đưa xã hội học vào dạy đại học, mở các khoa xã hội học, thành lập hội nghề nghiệp, ra tạp chí. Đồng thời, xuất hiện hàng loạt công trình nghiên cứu thực nghiệm, dẫn đến nhiều công bố đầy ấn tượng. Hợp tác giữa xã hội học Mỹ và Trung Quốc sớm diễn ra sâu sắc trong đào tạo, nghiên cứu, trao đổi học giả, và xuất bản. | Xã hội học ở Trung Quốc trước 1949 HỘI THẢO KHOA HỌC PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM XÃ HỘI HỌC Ở TRUNG QUỐC TRƢỚC 1949 GS. TS Bùi Thế Cƣờng Viện KHXH Vùng Nam Bộ Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Email cuongbuithe@ Tham luận này đăng trên Tạp chí Xã hội học số 3 143 2018. Hà Nội Viện Xã hội học Tóm tắt Xã hội học hiện đại ở Trung Quốc trước 1949 đã từng là một nền xã hội học lớn trong bối cảnh xã hội học thế giới khi ấy. Bài viết giới thiệu sự hình thành và phát triển của xã hội học hiện đại ở Trung Quốc từ ban đầu đến trước khi có sự thay đổi chế độ xã hội năm 1949 về mặt định chế và nghiên cứu. Sau 20 năm hình thành chậm rãi chủ yếu dịch thuật và giới thiệu xã hội học Âu-Mỹ sau Cách mạng Tân Hợi 1911 xã hội học ở Trung Quốc phát triển nhanh về mặt định chế đưa xã hội học vào dạy đại học mở các khoa xã hội học thành lập hội nghề nghiệp ra tạp chí. Đồng thời xuất hiện hàng loạt công trình nghiên cứu thực nghiệm dẫn đến nhiều công bố đầy ấn tượng. Hợp tác giữa xã hội học Mỹ và Trung Quốc sớm diễn ra sâu sắc trong đào tạo nghiên cứu trao đổi học giả và xuất bản. Từ khóa lịch sử xã hội học xã hội học Trung Quốc xã hội học quốc tế. 1. Mở đầu Tìm hiểu lịch sử xã hội học ở Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX gây ngạc nhiên lớn ít nhất với tôi. Có lẽ một số nhà xã hội học Việt Nam nghĩ giống tôi vào thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX các nền xã hội học lớn metropolitan sociologies gồm xã hội học Pháp Anh Đức và Mỹ một số nƣớc khác cũng phát triển bộ môn này nhƣng xã hội học của họ nhỏ hơn và trong đó không có Trung Quốc. Nhƣng tôi đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi tìm hiểu những chặng đƣờng của xã hội học Trung Quốc. Một vài tác giả nhƣ Richard P. Madsen hay Ambrose Yeo-Chi King trích dẫn nhận xét của nhà nhân học xã hội Anh Maurice Freedman viết vào thập niên 1960 nhƣ sau Có thể nói rằng trƣớc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai ngoài Bắc Mỹ và Tây Âu ra thì Trung Quốc là nơi mà xã hội học bừng nở nhất trên thế giới ít nhất cũng là về mặt chất lƣợng tri thức

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
62    236    3    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.