Suy nghĩ về nội hàm các khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo

tác giả cho rằng tôn giáo và tín ngưỡng là hai khái niệm khác nhau. nội hàm của chúng mang những đặc trưng khác nhau. bài viết cố gắng nêu ra những đặc trưng của tín ngưỡng đối lập với những đặc trưng của tôn giáo. tuy cùng là hoạt động của con người dựa trên niềm tin vào sức mạnh phi nhiên, những tín ngưỡng hướng đến nhu cầu của đời sống (sinh) của cộng đồng, còn tôn giáo đáp ứng khát vọng vượt khỏi giới hạn của cái chết (tử) của cá nhân. nếu tín ngưỡng xét đến cùng mang ý nghĩa vụ lợi, người ta thực hành nó nhằm cầu xin tránh khỏi dịch bệnh, sinh con đẻ cái, mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hòa thì tôn giáo được đặc trưng bởi tính lý tưởng, nó cấp ý nghĩa cho cuộc đời cá nhân vốn hữu hạn, hứa hẹn cuộc sống vĩnh cửu tốt đẹp “mai sau” cho những ai tu hành và thực hiện lối sống theo những chuẩn mực của nó. | Suy nghĩ về nội hàm các khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 2018 21 ĐẶNG THẾ ĐẠI SUY NGHĨ VỀ NỘI HÀM CÁC KHÁI NIỆM TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Tóm tắt Tác giả cho rằng tôn giáo và tín ngưỡng là hai khái niệm khác nhau. Nội hàm của chúng mang những đặc trưng khác nhau. Bài viết cố gắng nêu ra những đặc trưng của tín ngưỡng đối lập với những đặc trưng của tôn giáo. Tuy cùng là hoạt động của con người dựa trên niềm tin vào sức mạnh phi nhiên nhưng tín ngưỡng hướng đến nhu cầu của đời sống SINH của CỘNG ĐỒNG còn tôn giáo đáp ứng khát vọng vượt khỏi giới hạn của cái chết TỬ của CÁ NHÂN. Nếu tín ngưỡng xét đến cùng mang ý nghĩa VỤ LỢI người ta thực hành nó nhằm cầu xin tránh khỏi dịch bệnh sinh con đẻ cái mùa màng tốt tươi mưa thuận gió hòa thì tôn giáo được đặc trưng bởi tính LÝ TƯỞNG nó cấp Ý NGHĨA cho cuộc đời CÁ NHÂN vốn hữu hạn hứa hẹn cuộc sống vĩnh cửu tốt đẹp mai sau cho những ai tu hành và thực hiện lối sống theo những chuẩn mực của nó. Từ khóa Khái niệm nội hàm tín ngưỡng tôn giáo. Tín ngưỡng và tôn giáo là những khái niệm mà việc định nghĩa còn nhiều tranh luận. Chúng tôi cho rằng việc cố gắng làm rõ nội hàm của hai khái niệm này sự khác biệt căn bản giữa chúng nếu có là những bước đi cần thiết tiến tới một định nghĩa có thể chấp nhận được. Cả hai đối tượng này tạm gọi thế vì có quan điểm coi chúng là một cùng thuộc một lĩnh vực hoạt động của con người lĩnh vực tâm linh - lĩnh vực con người quan hệ với thế giới phi nhiên. Theo chúng tôi cần xem xét hoạt động này từ hai góc độ. Thứ nhất coi đối tượng đang nghiên cứu là một khách thể xã hội - một lĩnh vực tồn tại khách quan Viện Nghiên cứu Tôn giáo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày nhận bài 10 01 2018 Ngày biên tập 20 01 2018 Ngày duyệt đăng 21 3 2018. 22 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2018 trong xã hội và thứ hai coi nó là hoạt động thực tiễn của con người bởi con người là chủ thể của hoạt động này. Trong bài viết này chúng tôi đưa ra 5 lý do để phân biệt tín ngưỡng và tôn giáo. 1. Từ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
11    69    2    30-04-2024
150    69    2    30-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.