Khi nói đến một vở kịch lý tưởng ĂngGhen có nói đó là một vở kịch "kết hợp tài tình tính chất sâu sắc về tư tưởng, nội dung lịch sử có ý thức với cách kết cấu theo kiểu Sêchxpia", và chúng ta có thể thấy đó là một yêu cầu cao nhất về nội dung cũng như hình thức đối với một vở kịch. Đối với văn học thế giới, nghệ thuật Sêchxpia có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ông là một trong những người có nhiều cống hiến to lớn đối với chủ nghĩa hiện thực | NGHỆ THUẬT VÀ PHONG CÁCH CỦA SÊCHXPIA Khi nói đến một vở kịch lý tưởng ĂngGhen có nói đó là một vở kịch kết hợp tài tình tính chất sâu sắc về tư tưởng nội dung lịch sử có ý thức. với cách kết cấu theo kiểu Sêchxpia và chúng ta có thể thấy đó là một yêu cầu cao nhất về nội dung cũng như hình thức đối với một vở kịch. Đối với văn học thế giới nghệ thuật Sêchxpia có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ông là một trong những người có nhiều cống hiến to lớn đối với chủ nghĩa hiện thực. Theo nhiều học giả Liên - Xô thì sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực thành một phương pháp hoàn chỉnh triệt để và nhất quán gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của thế giới Tư bản của những quan hệ Tư bản chủ nghĩa. Phải đến thời đại Phục hưng khi những quan niệm cũ kỹ trung cổ đầy tính chất tôn giáo về vũ trụ xã hội và cá nhân xụp đổ trước quan niệm mới về vũ trụ xã hội và con người thì phương pháp hiện thực chủ nghĩa - với sự chú ý đặc biệt đến tâm lý đến đời sống bên trong của cá nhân đến tự nhiên và quần chúng- mới xuất hiện trọn vẹn và có những đặc điểm tiêu biểu trước kia không có. Thế giới thần thoại trước kia là cơ sở của văn học Hy- lạp và La-mã không còn thích hợp với thời đại mới thế giới thần thánh của Gia-tô giáo với tất cả mầu sắc thần bí của nó rất xa lạ với những nhà nhân đạo chủ nghĩa. Tuy nhiên họ vẫn chưa có thể tìm ngay một phương pháp nghệ thuật thực mới mẻ để nói lên tất cả cái khát vọng của thời đại. Những tác phẩm của Đan tơ Pêtrac và của các nhà Phục hưng Ý về mặt phong cách vẫn vay mượn rất nhiều ở văn học Hy-Lạp và không khỏi chịu ảnh hưởng của sự lý tưởng hoá Gia-tô giáo. Người ta thường so sánh những tác phẩm này với những tác phẩm điêu khắc hội hoạ đương thời tuy nội dung miêu tả những con người sống trong thực tế với tất cả sức sống của họ nhưng vẫn phải khoác hình thức tôn giáo về đề tài và nhân vật. Đến Sêchxpia văn học hoàn toàn thoát khỏi sự lý tưởng hoá có tính chất tôn giáo con người hiện ra trước mắt chúng ta trong cuộc sống hiện thực không chút .