Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam để từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học Chức năng giám sát của Ủy ban tư pháp của quốc hội Việt Nam hiện nay BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI CAO MẠNH LINH CHỨC NĂNG GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN TƯ PHÁP CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành Lý luận và Lịch sử về nhà nước và pháp luật Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội -2020 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Luật Hà Nội Người hướng dẫn khoa học . Nguyễn Thị Hồi Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội vào hồi . giờ ngày. tháng. năm 2020. Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Ủy ban Tư pháp là cơ quan của Quốc hội mới được thành lập. Bên cạnh các chức năng thẩm tra kiến nghị chức năng giám sát là một chức năng quan trọng của Ủy ban Tư pháp. Thời gian qua trong điều kiện khối lượng công việc nhiều tính chất phức tạp tổ chức bộ máy thì còn khiêm tốn nhưng hoạt động giám sát của Ủy ban Tư pháp đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên so với yêu cầu thì chức năng giám sát của Ủy ban Tư pháp cũng còn có những hạn chế phạm vi lĩnh vực giám sát còn rộng so với năng lực thực tiễn của Ủy ban việc thực hiện các nội dung giám sát mới chủ yếu tập trung vào giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan hữu quan mà chưa chú trọng đến công tác giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật một số nội dung giám sát còn chưa đạt hiệu quả cao các phương thức giám sát còn chưa được kết hợp sử dụng đồng bộ hợp lý ít phát hiện được những vướng mắc tồn tại lớn trong hoạt động của các cơ quan hữu quan. Nhiều yêu cầu kiến nghị sau giám sát còn chung chung thiếu chỉ tiêu yêu cầu và địa chỉ cụ thể việc theo dõi giám sát việc thực hiện các yêu cầu kiến nghị còn chưa thường xuyên sâu sát. Nguyên nhân một phần là do nhận thức lý luận một phần do hạn chế về pháp luật tổ chức bộ .