Luận án lý giải sự tương thích, không mâu thuẫn của lý luận tự quản địa phương với mục tiêu đổi mới chính trị, kinh tế xã hội nước ta; tìm ra giải pháp hợp lý về lý luận và thực tiễn cho việc đổi mới mô hình tổ chức chính quyền địa phương, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và bảo đảm mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. | Tóm tắt luận ánTóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học Chế độ tự quản địa phương trên thế giới và vấn đề áp dụng trong đổi mới tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THIỆN TRÍ CHẾ ĐỘ TỰ QUẢN ĐỊA PHƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG TRONG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2020 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Phương thức tổ chức CQĐP là nội dung hành chính chính trị cơ bản của tất cả các quốc gia. Ở mỗi nhà nước tùy vào điều kiện chính trị dân cư văn hóa truyền thống pháp lý sẽ lựa chọn một phương thức phù hợp điều chỉnh mối quan hệ giữa chính quyền TƯ và ĐP. Cho đến nay có hai trường phái nguyên tắc đối lập nhau là tập trung và phi tập trung tuy vậy không có nhà nước nào chỉ áp dụng nguyên tắc tập trung hoặc phi tập trung mà luôn có sự kết hợp giữa hai nguyên tắc này theo một tỷ lệ nhất định tùy vào nhu cầu chính trị và mục tiêu quản lý trong từng giai đoạn khác nhau. Dù không mâu thuẫn nhưng so với tập trung thì phi tập trung trong quá trình phát triển luôn là phương thức ưu thế hơn vì tính hiệu quả cũng như những giá trị dân chủ mà nó mang lại cho nhà nước. Có nhiều hình thức phi tập trung tùy vào mức độ có thể chia thành các hình thức sau tản quyền phân quyền ủy quyền phân cấp quản lý trong đó phân quyền là hình thức phi tập trung triệt để nhất là nguyên tắc xuyên suốt của chế độ TQĐP. Muốn hội nhập và phát triển thì mỗi quốc gia đều phải có một nguyên tắc phi tập trung phù hợp có vị trí vai trò là nguyên tắc chủ đạo điều tiết mối quan hệ giữa TƯ và ĐP. Ở Việt Nam đã có một thời gian dài nước ta áp dụng chế độ phân cấp quản lý mà hiện nay quy định trong Luật tổ chức CQĐP năm 2015 viết tắt là Luật Tổ chức CQĐP là phân quyền phân cấp ủy quyền - mà về cơ bản không có sự thay đổi về chất so với phân cấp quản lý trước đây. Về bản chất phân cấp quản lý hay phân quyền phân cấp ủy quyền là những phương thức .