Bài viết đi sâu vào tìm hiểu sự “trôi đi” để tìm lại chính mình của từng nhân vật trong tác phẩm. Đồng thời, ta cũng khám phá được góc khuất trong cuộc sống của những con người ở ven bờ sông Di và hiểu rõ và sâu sắc hơn về vấn đề đồng tính. | Trôi đi để tìm lại chính mình trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư Hội thảo khoa học sinh viên lần IX năm 2016 TRÔI ĐI ĐỂ TÌM LẠI CHÍNH MÌNH TRONG TIỂU THUYẾT SÔNG CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ SV Hà Kim Chi Nguyễn Huỳnh Tố Quyên Khoa Khoa học xã hội và nhân văn 1. Lý do chọn đề tài Nguyễn Ngọc Tư là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn chương đương đại. Mặc dù tuổi đời lẫn tuổi nghề còn khá trẻ thế nhưng với niềm đam mê sự cảm thụ sâu sắc cùng với tài năng viết lách thiên bẩm Nguyễn Ngọc Tư đã có riêng cho mình một phong cách viết văn độc đáo. Với chị nhà văn phải luôn là chính mình trên từng dòng chữ từng tác phẩm mặc cho dư luận bủa vây cho dù đó là những dư luận trái chiều. Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư mang đậm nét đẹp thôn quê Nam Bộ. Những nét đẹp đó không chỉ thể hiện qua địa danh mà còn được nhà văn khai thác qua tên gọi tính cách cùng lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ trong từng nhân vật ở mọi khía cạnh. Nguyễn Ngọc Tư cho rằng Cây tới mùa nó thay lá quả tới mùa nó chín. Mọi người dường như muốn một thứ quả cứ xanh mãi. Điều đó hơi trái với tự nhiên như thể một dòng sông không chảy được vậy đó. Nhà văn đã đi rất là xa mà bạn đọc cứ ngồi mãi một chỗ cũ cứ mong chờ như mình vẫn còn ở đó trong khi một nhà văn thì luôn phải đi tới bỏ những hào quang lại sau lưng 13 . Đối với Nguyễn Ngọc Tư nghề văn là một hành trình dài không có đích đến mà nhà văn chân chính phải đi qua và trong suốt hành trình ấy nhà văn phải giữ vững niềm đam mê và luôn luôn sáng tạo không ngừng nghỉ. Các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư được rất nhiều độc giả đón đọc cũng như thu hút sự quan tâm của giới phê bình từ đó tạo nên những tranh luận khá thú vị trên các diễn đàn văn chương tạp chí internet. Và Sông tiểu thuyết đầu tay của chị được ấn hành vào năm 2012 cũng không nằm ngoài những điều đó tác phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao mang nhiều tầng nghĩa vô cùng sâu sắc. Được viết theo lối du khảo tiểu thuyết Sông kể về chuyến đi phượt dọc theo sông Di của nhóm thanh niên Ân Xu và .