Bài giảng "Hóa học đại cương: Hóa vô cơ" với các nội dung cấu tạo nguyên tử - định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học; liên kết hóa học và cấu tạo phân tử; nhiệt động học; động hóa học; đại cương về dung dịch; dung dịch các chất điện li; điện hóa học. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng để nắm chi tiết nội dung kiến thức. | Bài giảng Hóa học đại cương Hóa vô cơ HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG HÓA VÔ CƠ 1 HÓA VÔ CƠ CHƯƠNG I CẤU TẠO NGUYÊN TỬ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC MỞ ĐẦU Các nhà triết học cổ đại đã giả thiết nguyên tử tồn tại như những hạt vô cùng nhỏ không thể nhìn thấy không thể chia nhỏ được. Cho đến nay sự tồn tại của nguyên tử đã được xác nhận bằng thực nghiệm. Đến cuối thế kỷ thứ 19 hàng loạt những phát minh quan trọng về vật lý như khám phá ra các hạt cơ bản e p n. Kết quả phát minh này đã làm cho chúng ta thêm sáng tỏ nguyên tử là hệ vi mô có cấu trúc khá phức tạp. Bảng Khối lượng và điện tích của các hạt trong nguyên tử Khối lượng m Điện tích q Loại hạt kg u C Electron 9 31 5 4 1 19C eo Proton 1 672 10 27 1 007 1 19C eo Nơtron 1 675 10 27 1 009 0 Đầu tiên Thomson Lorentz đã đưa mẫu nguyên tử ở dạng hình cầu với đường kính khoảng d 10 10 m 1A0. Tâm của hình cầu là hạt nhân tích điện dương các electron chuyển động xung quanh hạt nhân. Tiếp sau vào năm 1911 Rucherford đã đề xuất mẫu hành tinh nguyên tử. Ông ví trái đất và các hành tinh khác như các electron quay quanh mặt trời được coi là hạt nhân. Mẫu hành tinh nguyên tử do Rucherford đề xướng được hoàn thiện thêm một bước nữa bởi lý thuyết của Borh. Thuyết của Borh đã đưa ra các luận điểm sau Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân với quỹ đạo bán kính hoàn toàn xác định và được gọi là trạng thái dừng. Các electron chuyển động trên quỹ đạo này có năng lượng xác định và năng lượng của chúng được bảo toàn. Khi electron nhận năng lượng thì chúng chuyển lên quỹ đạo xa hạt nhân hơn ở quỹ đạo này electron ở trạng thái không bền và chúng chuyển về quỹ đạo gần hạt nhân hơn đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng bức xạ điện từ theo công thức sau 2 E Ec Et h. 3 HÓA VÔ CƠ c hc Với ν tần số E . Bước sóng λ của bức xạ điện từ do electron chuyển từ trạng thái có mức năng lượng cao xuống trạng thái có mức năng lượng thấp hơn đã tạo ra dãy vạch quang phổ của nguyên tử hiđro. Tuy nhiên thuyết Bohr còn