Bài viết trình bày một số vấn đề về sự truyền bá đạo Bàlamôn vào Chămpa, sự tiếp nhận và biến đổi Bàlamôn giáo của người Chăm qua việc nghiên cứu cơ sở ra đời, nội dung, biểu hiện và ảnh hưởng của tín ngưỡng Vua - Thần ở Chămpa (thế kỉ IV - thế kỉ XV). | Tiếp biến đạo Bà La Môn ở Việt Nam qua tín ngưỡng Vua - Thần của vương quốc Chămpa thế kỉ IV - thế kỉ XV 26 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TIẾP BIẾN ĐẠO BÀ LA MÔN Ở VIỆT NAM QUA TÍN NGƯỠNG VUA - THẦN CỦA VƯƠNG QUỐC CHĂMPA THẾ KỈ IV - THẾ KỈ XV Nguyễn Thị Bằng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Việt Nam Tóm tắt Đồng bào Chăm còn gọi là người Chàm - một trong 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam - là một dân tộc có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời rất đa dạng và phong phú. Trong lịch sử đời sống chính trị văn hoá của dân tộc mình cộng đồng cư dân Chămpa cổ đã tiếp nhận sâu sắc những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là tôn giáo với đạo Bàlamôn. Trên cơ sở tiếp nhận Bàlamôn giáo họ đã biến đổi hỗn dung các yếu tố ngoại lai với các yếu tố bản địa làm nên những nét đặc sắc trong đời sống tôn giáo của mình. Ở bài tham luận này chúng tôi xin trình bày một số vấn đề về sự truyền bá đạo Bàlamôn vào Chămpa sự tiếp nhận và biến đổi Bàlamôn giáo của người Chăm qua việc nghiên cứu cơ sở ra đời nội dung biểu hiện và ảnh hưởng của tín ngưỡng Vua - Thần ở Chămpa thế kỉ IV - thế kỉ XV . Với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu của tôn giáo học phương pháp logic phương pháp lịch sử bài tham luận hi vọng sẽ làm sáng tỏ tính tất yếu của quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá giữa các dân tộc qua đó thấy được nguồn gốc những sắc thái riêng trong đời sống tôn giáo - tín ngưỡng của bộ phận Chăm Bàlamôn hiện nay. Từ khoá Bàlamôn giáo tín ngưỡng Vua Thần Chămpa văn hoá Ấn Độ Chăm Bà la môn Nhận bài ngày gửi phản biện chỉnh sửa và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả Nguyễn Thị Bằng Email ntbang@ 1. MỞ ĐẦU Việt Nam là quốc gia với 54 dân tộc anh em cùng sinh tụ và phát triển trên dải đất hình chữ S. Trong đó mỗi dân tộc mang trong mình những nét văn hoá đặc sắc góp phần tạo nên một bức tranh văn hoá nhiều màu sắc của dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử đời sống chính trị văn hoá của dân tộc mình cộng đồng cư dân Chămpa cổ đã .